1.Giới thiệu về chợ nổi miền Tây
1.1. Chợ nổi miền Tây là gì?
Chợ nổi miền Tây là một nét văn hóa của vùng sông nước miền Tây. Loại hình chợ này xuất hiện tại các con sông. Đây chính là điểm khác biệt nhất so với các loại hình chợ mà chúng ta thấy thường xuyên.
Địa điểm lý tưởng để chợ nổi hoạt động là tại các khúc sông với chiều ngang vừa phải. Không rộng quá mà cũng không hẹp quá. Cũng không được nông quá hay sâu quá. Bởi lẽ cần phải đảm bảo an toàn trong quá trình buôn bán, cũng như dễ dàng trao đổi hàng hóa với nhau.
1.2. Chợ nổi miền Tây hoạt động như thế nào?
Tại chợ nổi miền Tây, người bán và người mua đều phương tiện di chuyển là ghe hoặc thuyền. Tùy vào từng chợ khác nhau thì sẽ có thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng đa phần thì chợ nổi miền Tây nhộn nhịp nhất vào buổi sáng.
Trên thuyền thường có rất nhiều hàng hóa mà người dân muốn bán. Đặc biệt trên mỗi thuyền sẽ có một hoặc hai cây sào. Trên mỗi cây sào đa phần sẽ có treo những sản phẩm mà họ muốn đưa đến tay người tiêu dùng. Chính vì thế, khách hàng chỉ cần nhìn vào cây sào đó là có thể biết trên thuyền có đồ mình cần hay muốn mua hay không.
2. 6 chợ nổi miền Tây nhất định phải ghé thăm
2.1. Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang)
2.1.1. Chợ nổi Cái Bè hoạt động khi nào?
Chợ nổi Cái Bè nằm tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, được ra đời từ thế kỷ XVIII. Chợ nằm trên sông Tiền, giáp ba tỉnh là Vĩnh Long,Tiền Giang và Bến Tre.
Chợ nổi Cái Bè là một trong những chợ nổi miền Tây nổi tiếng với các hoạt động trao đổi hàng hóa sầm uất. Khác với những khu chợ nổi khác, chợ nổi Cái Bè mở từ tờ mờ sáng cho đến tối khuya. Cụ thể hơn là vào đêm muộn cho đến 8 giờ sáng. Nhưng sôi nổi, náo nhiệt nhất đó là khi đồng hồ điểm vào lúc 2 giờ sáng tinh mơ.
2.1.2. Những nét đặc sắc tại chợ nổi Cái Bè
Chợ nổi Cái Bè đã nổi tiếng từ lâu là nơi trung chuyển trái cây đến khắp mọi miền của tổ quốc Việt Nam. Do đó, đây chính là địa điểm lý tưởng cho những ai muốn thưởng thức hoa quả thật tươi ngon. Ngoài trái cây, chợ nổi Cái Bè còn bán các nhiều vật dụng khác nhau như đồ gia dụng, vải vóc với với giá thành vô cùng hợp lý. Chợ nổi Cái Bè có một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như xây dựng nét văn hóa của miền sông nước.
Khách du lịch đến đây ngoài việc thưởng thức vô vàn những hoa trái tươi ngon. Mà còn có cơ hội tận hưởng cảm giác lênh đênh trên sông nước lúc tối trời. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị trong cuộc đời mà không một ai muốn bỏ lỡ.
Mặc dù hiện nay, sự phát triển của nhiều chợ nổi khác vô cùng mạnh mẽ. Thế nhưng, khi nhắc tới chợ nổi miền Tây, người ta vẫn luôn nghĩ tới cái tên “chợ nổi Cái Bè”.
2.2. Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)
2.2.1. Chợ nổi Cái Răng hoạt động khi nào?
Chợ nổi Cái Răng nằm trên dòng sông Cái Răng, xa thành phố Cần Thơ tầm 6km. Đây là một trong số những chợ nổi miền Tây nổi tiếng nhất khu vực Tây Nam Bộ. Chợ hoạt động từ 3 giờ sáng đến 9 giờ sáng. Để đến chợ, du khách có thể đi thuyền mất khoảng 30 phút từ bến Ninh Kiều – cách chợ tầm 4km.
2.2.2. Những nét đặc sắc tại chợ nổi Cái Răng
Là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Do đó không khó để du khách có thể thể bắt gặp những chiếc thuyền chở đầy hoa quả từ nhiều vùng miền khác nhau. Bên cạnh đó, chợ nổi Cái Răng còn cung cấp các mặt hàng như nông sản, hàng hóa thực phẩm: bưởi năm roi Vĩnh Long , quýt hồng Lai Vung,…
Xuôi mái chèo, du khách có thể vừa thưởng thức vô vàn những món ngon đặc sản miền tây như hủ tiếu, cà phê, … Ngắm nhìn quang cảnh tấp nập kẻ bán người mua trên những chiếc thuyền chở đầy đồ. Khung cảnh ấy đâu thua kém gì một khu chợ xa xôi nơi thành phố nhỉ?
Đến chợ nổi Cái Răng, du khách còn bị hút hồn bởi sự thân thiện và mến khách của người dân miền Tây. Cùng lắng nghe tiếng mời chào da diết của các chị gái miền Tây trên sông. Những âm thanh ngọt ngào ấy vẫn còn văng vẳng bên tai dù đã đi xa lắm.
2.3. Chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ)
2.3.1. Chợ nổi Phong Điền hoạt động khi nào?
Ở Cần Thơ ngoài chợ nổi Cái Răng, thì chợ nổi Phong Điền cũng là một trong những chợ nổi miền Tây rất thu hút khách du lịch. Được đánh giá là khu chợ nổi tiếng thứ 2 của thành phố “gạo trắng nước trong”. Chợ cách chợ nổi Cái Răng khoảng chừng 16km về phía Đông. Khu chợ này hoạt động từ 4 giờ sáng đến tầm 8 giờ sáng.
2.3.2. Những nét đặc sắc tại chợ nổi Phong Điền
Khác với chợ nổi Cái Răng, khu chợ này tập trung bán các mặt hàng phục vụ sản xuất như xuồng, lá, dao, cuốc. Những dụng cụ đánh bắt thủy sản như: chài, lưới, lợp,… Bên cạnh đó là các loại hàng bách hóa tổng hợp đa dạng và phong phú.
Theo nhận xét và đánh giá chung thì khu chợ này không sầm uất và tấp nập như chợ nổi Cái Răng. Tuy nhiên, nếu xét về những giá trị văn hóa thì có thể khẳng định rằng: chợ nổi Phong Điển là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa trong cuộc sống thực tại của người dân Cần Thơ sâu sắc và rõ nét hơn.
Hiện nay chợ nổi Phong Điền còn cung cấp các các dịch vụ như: trạm xăng dầu, sửa cân, sửa máy, may vá …Có thể thấy, ngày qua ngày, chợ nổi Phong Điền đang cố gắng để có thể phục vụ nhu cầu của người dân cũng như khách du lịch một cách trọn vẹn nhất.
2.4. Chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang)
2.4.1. Chợ nổi Ngã Bảy hoạt động khi nào?
Chợ nổi Ngã Bảy còn có một cái tên gọi khác là chợ nổi Phụng Hiệp. Khu chợ này nằm tại thị xã Ngã Bảy. Sở dĩ cái tên này ra đời bởi vì đây là nơi giao nhau của 7 tuyến sông: Sóc Trăng,Xẻo Môn, Lái Hiếu, Búng Tàu Cái Côn,Mang Cá và Xẻo Dong. Chợ nổi Ngã Bảy hoạt động từ 4 giờ sáng cho tới 8 giờ sáng.
Chợ nổi Ngã Bảy là khu chợ nổi miền Tây nổi tiếng trứ danh. Nơi đây là khu vực diễn ra hầu hết mọi hoạt động mua bán của dân cư tại đồng bằng sông Cửu Long. Toàn bộ nông sản của vùng cứ đến rạng sáng hầu như tập trung hết về đây. Có lẽ chính nhờ sự đông đúc này mà chợ nổi Ngã Bảy luôn thu hút rất nhiều khách du lịch đến thường xuyên.
2.4.2. Những nét đặc sắc tại chợ nổi Ngã Bảy
Khu chợ này bán đầy đủ các loại mặt hàng từ trái cây cho tới nông sản. Trong đó không thể không kể đến những cái tên như chôm chôm, măng cụt cho tới những trái sầu riêng thơm nức cả một góc trời. Điểm đặc biệt chính là hầu như mỗi thuyền hay ghe chỉ bán duy nhất một mặt hàng mà thôi.
Nếu có dịp đến Chợ nổi Ngã Bảy. Du khách ngại gì không thử lênh đênh trên mặt nước rồi thưởng thức hương vị cà phê đậm chất miền Tây Nam Bộ. Hoặc ăn bánh cuốn nóng, bánh xèo, thơm ngào ngạt lại vô cùng ngon miệng. Cùng lắng nghe những câu hát câu vọng cổ say đắm lòng người cùng những tà áo bà ba bay phấp phới trong gió.
Vào dịp Tết đến xuân về, thuyền lại chở đầy những chậu mai, hoa lá, cây kiểng để phục vụ cho ngày lễ trọng đại của dân tộc. Những chiếc thuyền lênh đênh chở đầy sắc xuân luôn làm siêu lòng bất kì ai mỗi khi nhìn thấy.
2.5. Chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng)
2.5.1 Chợ nổi Ngã Năm hoạt động khi nào?
Chợ nổi Ngã Năm ở thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, giao nhau giữa năm con sông. Chợ nổi Ngã Năm là một trong những khu chợ nổi miền Tây khá lâu đời nhộn nhịp tại đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ nổi Ngã Năm bắt đầu mở cửa từ 3h sáng. Đến tầm 5h thì là thời điểm chợ ồn ào và tấp nập nhất. Nhưng đến 8h thì chợ bắt đầu tan dần và thưa thớt hẳn.
2.5.2. Những nét đặc sắc tại chợ nổi Ngã Năm
Khu chợ này có gần như là tất cả sản vật của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và đặc sản Sóc Trăng nói riêng. Từ các loại gạo nổi tiếng của sông nước cho đến các loại rau củ quả như cải bắp, khoai tây, cà chua, …Bên cạnh đó đồ hải sản cũng rất phong phú như là tôm, cua, cá…Những ai là tín đồ ẩm thực mà đến đây thì còn gì bằng.
Một trong những điều khiến khu chợ này trở nên đông đúc và nhộn nhịp đó là nhờ tiếng mời gọi của các bà, các chị. Những người phụ nữ trên thuyền luôn không ngớt miệng chào mời hành khách tới thưởng thức các món ăn như như cháo, hủ tiếu, bún cá, cà phê,..
Cho dù thế nào thì chợ nổi Ngã Năm vẫn còn giữ được những nét truyền thống văn hóa đặc sắc của chợ nổi miền Tây. Sự bình dị mà hấp dẫn, những câu hát ngọt ngào, những làn điệu dân ca trong trẻo vẫn luôn là nét tinh túy của khu chợ nổi miền Tây sông nước này.
2.6. Chợ nổi Long Xuyên (An Giang)
2.6.1. Chợ nổi Long Xuyên hoạt động khi nào?
Trong danh sách chợ nổi miền Tây, có lẽ chợ nổi Long Xuyên là chợ nổi ít được nhắc đến nhất. Chợ nằm trên sông Hậu, phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Chợ nổi Long Xuyên được lập ra bởi nhu cầu của chính người dân nơi đây. Có lẽ vì thế nên nó không sầm uất như những khu chợ nổi miền Tây khác.
2.6.2. Những nét đặc sắc tại chợ nổi Long Xuyên
Chợ nổi Long Xuyên cung cấp các mặt hàng phục vụ chính nhu cầu tiêu dùng của người dân nơi đây. Hàng ở đây chủ yếu là các loại rau màu như: rau, dưa, cải, khoai… Bên cạnh đó là những món ăn nổi tiếng của vùng đất An Giang như bún cá, bánh tầm, bánh da lợn… Du khách đến đây sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều món ăn ngon rất đặc trưng của người dân tộc Chăm.
2.6.3. Chợ nổi Long Xuyên đậm nét con người miền Tây
Chợ nổi Long Xuyên tập trung rất nhiều ghe xuồng tập trung trên sông nước bốn mùa. Khung cảnh ấy đông đúc và náo nhiệt. Mặc dù phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân là chính. Nhưng khu chợ nổi này vẫn thu hút khách du lịch đông đảo. Khu chợ này là điểm đến lý tưởng cho những khách du lịch mong muốn những trải nghiệm mới mẻ. Bởi lẽ nơi đây vẫn còn giữ được nét nguyên sơ và đậm chất người miền Tây. Hòa mình vào nhịp sống chân thực của người dân là điều tuyệt vời mà ai ai cũng muốn được trải nghiệm.
Một trong những nét khiến chợ nổi Long Xuyên trở nên đặc biệt chính là nét hoang sơ trong văn hóa vùng sông nước. Ai khi đến đây cũng cảm nhận được tính cách của con người miền Tây nói chung và con người Long Xuyên nói riêng. Nếu bạn muốn tận hưởng một không gian yên bình, tĩnh lặng nhưng không kém phần náo nhiệt và đậm chất Tây Nam Bộ thì đây chính là lựa chọn tốt nhất.
Chợ nổi miền Tây – có thể không còn xa lạ đối với nhiều người. Nhưng đây vẫn là trải nghiệm đáng để trải qua. Hòa mình vào nhịp sống tấp nập của vùng sông nước. Lắng nghe tiếng trái tim đập chung một nhịp với con người miền Tây thật thà, chân chất. Hãy tới chợ nổi miền Tây và cùng trải nghiệm nhé.