1. Giới thiệu về chùa Nam Sơn Đà Nẵng
Chùa Nam Sơn Đà Nẵng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất thành phố năng động này. Địa danh này hấp dẫn du rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn. Được biết đến nhiều về không khí nhộn nhịp náo nhiệt nơi đây, ít ai biết rằng thành phố năng động này còn ẩn dấu cho mình nét bình yên, thanh tịnh đến lạ.
Cách thành phố Đà Nẵng chỉ hơn 15 phút di chuyển, chùa Nam Sơn Đà Nẵng trở thành điểm đến của nhiều phật tử trên địa bàn Đà Nẵng và cả các tỉnh thành khác. Chùa nằm ở vùng ngoại ô thành phố Đà Nẵng. Ngôi chùa được bắt đầu xây dựng vào năm 1962. Điểm đặc biệt thu hút du khách thập phương đến với ngôi chùa này chính là không gian thanh tịnh và kiến trúc độc đáo. Chùa Nam Sơn sở hữu cho mình một diện mạo lộng lẫy, nguy nga như kiến trúc cung đình ngày xưa. Tuy nhiên điều đó cũng không dấu đi vẻ đẹp an lạc, bình yên của chốn linh thiêng phật pháp.
Nếu nhắc đến các ngôi chùa Đà Nẵng người ta liền nghĩ tới chùa Linh Ứng, Linh ứng Ngũ Hành Sơn…
2. Đường đi đến chùa Nam Sơn Đà Nẵng
Nếu bạn di chuyển bằng xe máy và xuất phát từ Thành phố Đà Nẵng, có rất nhiều cung đường dẫn đến chùa Nam Sơn. Chùa nằm ở phía Nam của trung tâm thành phố. Với quãng đường 10 km, bạn chỉ cần di chuyển trong vòng 15 phút là đã có thể đặt chân đến ngôi chùa này.
Bạn chạy dọc theo con đường 2/9, sẽ thấy một ngã tư Lê Thanh Nghị. Đến đây bạn có thể rẽ vào con đường hướng đến cầu Hòa Xuân. Tuy nhiên bạn lưu ý là sẽ không chạy qua cầu này. Bởi vì dọc đường đi bạn sẽ thấy một lối rẽ phải chỉ vào đường Thăng Long. Đi thẳng bạn sẽ nhìn thấy đường An Hòa 9.
Chạy dọc theo đó bạn có thể rẽ vào Phạm Hùng, qua cầu Cẩm Lệ. Từ đây bạn đi theo đường Nguyên Thứ. Đi được một đoạn bạn rẽ phải vào đường Mẹ Thứ. Chạy dọc đường thêm một đoạn ngắn nữa là bạn đã đến chùa Nam Sơn.
Chùa Nam Sơn Đà Nẵng được tọa lạc trên địa bàn thôn Cẩm Nam. Đây là địa phận thuộc xã Hòa Châu, Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Từ trung tâm thành phố đến với chùa Nam Sơn bạn sẽ có được cảm nhận hoàn toàn khác. Trung tâm Đà Nẵng đông đúc, nhộn nhịp, xô bồ bao nhiêu thì chùa Nam Sơn yên tĩnh, thanh bình, an tịnh bấy nhiêu. Đây là địa điểm tham quan phù hợp với những du khách có niềm đam mê với kiến trúc các ngôi chùa.
3. Thông tin, giờ mở cửa của chùa Nam Sơn Đà Nẵng
- Giờ mở cửa đón phật tử: 5h00 – 21h00 hằng ngày.
- Thông tin liên lạc qua số điện thoại: 0511 367 1314
- Sư trụ trì hiện tại của chùa: Pháp danh Thích Huệ Phong
4. Kiến trúc độc đáo của chùa Nam Sơn Đà Nẵng
Như bạn đã biết chùa được xây dưng năm 1962. Đến nay đã qua gần 60 năm sương gió. Chùa được xây dựng lên bởi tâm nhiệt nhiệt tình của phật tử Nguyễn Văn Châu cùng với các tăng ni, phật tử ở địa bàn xã Hòa Châu. Chùa có các kiến trúc bắt mắt như điện chính, hồ Phóng Sanh, cầu Tam Tạng, cầu Đồng Tử, đình Vọng Nguyệt, khu nhà chờ… Chùa có thế đứng đặc biệt. Lưng tựa vào dãy núi Trường Sơn, mặt chùa hướng về Ngũ Hành Sơn.
Qua quãng thời gian lâu như vậy, chùa vẫn giữ được những nét đẹp vốn có của mình. Làm được điều này, chùa Nam Sơn đã trải qua 4 lần trùng tu lớn của bốn đời trụ trì. Kiến trúc chung của của ngôi chùa mang đậm dấu ấn của cung đình ngày xưa ở miền Trung.
Nếu nói chùa Nam Sơn lộng lẫy như cung đình hoàng tộc cũng đúng. Bởi chùa được chạm khắc với tông màu chủ đạo là vàng ánh kim. Nhìn lộng lẫy, xa hoa như địa điểm dành cho vua, chúa và hoàng thất. Các chi tiết được chạm trổ cũng toát lên thần thái quyền uy. Hình rồng uốn lượn giữa làn mây, hình long phượng được chạm khắc vừa tinh tế, vừa mạnh mẽ.
5. Vườn chùa Nam Sơn Đà Nẵng đẹp lung linh
Nếu cho rằng chùa Nam Sơn như một khu vườn “thượng uyển” của vua và các phi tần cũng không sai. Hãy nhìn xem phong cảnh xung quanh chùa. Vườn cây, hoa, trái xum xuê. Màu xanh của lá chen lẫn vói màu đỏ, màu vàng của hoa làm nên khung cảnh mỹ miều. Tiếng nước chảy róc rách từ các chum nước hòa quyện với tiếng chim chóc líu lo. Tất cả hòa tấu thành một dàn đồng ca độc đáo.
Cũng có thể không quá khi nói rằng, khung cảnh chùa Nam Sơn như Hội An giữa lòng Đà Nẵng. Kiến trúc xưa cũ mà không kém phần sang trọng. Những điện chính, điện phụ được chạm khắc tỉ mỉ. Trước sân điện chính là cây lồng đèn. Nhìn từ xa làm người nghi ngờ liệu mình có phải đang ở Hội An hay không. Nhìn ra xa, trên hồ Phóng Sanh là những điếm nghỉ chân. Chúng được xây dựng nối liền với nhiều con đường băng qua hồ. Liệu có phải đây là chốn nghỉ ngơi, đối chữ của vua và phi tần?
5. Chùa Nam Sơn có gì đặc biệt
5.1 Chu đáo trong khâu tiếp đón phật tử
Nếu lần đầu đến với chùa Nam Sơn chắc hẳn bạn sẽ bị bất ngờ với sự “sang chảnh” của bãi gửi xe. Chỗ đậu xe nằm ngay trong khuôn viên chùa. Hai bên hành lang bãi xe cũng được thiết kế, chạm khắc, sơn màu tươi sáng. Nhìn rất hài hòa không khác gì những điểm đến hấp dẫn khác của chùa.
Bạn sẽ được các phật tử trong chùa hướng dẫn đỗ xe như thế nào, lấy vé ra sao với thái độ thân thiện, niềm nở. Tất cả các hoạt động trong chùa đều được hướng dẫn chi tiết. Mỗi điểm dừng chân luôn có người hỗ trợ du khách. Nếu bạn có nhu cầu muốn tìm hiểu về chùa, đừng ngại ngùng, hãy hỏi phật tử của chùa. Họ rất sẵn lòng làm “hướng dẫn viên du lịch” miễn phí cho bạn đấy nhé!
Dọc đường đi đều có ghế để bạn ngồi nghỉ chân, chụp ảnh hay đọc sách. Hay chỉ đơn giản như bạn ngồi đó, nhắm mắt lắng nghe tiếng nước chảy róc rách. Tận hưởng âm thanh yên bình, đều đều của tiếng gõ mõ. Đặc biệt nếu muốn nghỉ ngơi, ngồi mát, chùa có riêng một khu nhà chờ dành cho bạn.
5.2 Hồ Phóng Sanh
Hồ Phóng Sanh tọa lạc ngay giữa trung tâm ngôi chùa. Vừa bước vào cửa chùa bạn sẽ nhìn thấy hồ nước này ngay. Hồ có làn nước xanh ngọc, trong veo. Bạn có thể nhìn thấy được đàn cá tung tăng bơi lội dưới hồ. Phía trên hồ sẽ là các lối đi dẫn đến những điện khác nhau của chùa. Các lối đi này tạo thành một “ngã tư” độc đáo.
Bạn có thể đứng trên đình Vọng Nguyệt hướng mắt xuống hồ. Một khóm sen nở hoa e ấp thơm ngát. Tiếng nước trong hồ chảy róc rách. Du khách thả mình thư giãn, nương mắt nhìn theo những sóng nước lăn tăn gợn trên mặt hồ. Lòng bỗng yên bình đến lạ. Đây là thứ cảm giác không bất kì thành phố sầm uất nào có thể mang lại được. Chỉ có đến với ngôi chùa, những địa chỉ tâm linh, bạn mới có được cơ hội gột rửa tâm hồn mình bằng cảm giác đặc biệt đó.
Đây cũng chính là địa điểm chụp ảnh đẹp lung linh của chùa Nam Sơn. Rất nhiều du khách đến với chùa và đã có những bức ảnh “sống ảo” cuốn hút tại địa điểm này.
5.3 Cầu Tam Tạng
Cầu Tam Tạng – nghe tên thôi đã cho ta cảm giác an lành, bình yên. Cầu nằm trong khuôn viên vườn hoa của chùa. Cầu được thiết kế đặc biệt, nhô lên hình cánh cung.
Cầu Tam Tạng khá ngắn, tuy nhiên là điểm nhấn không thể thiếu của vườn hoa. Xung quanh là hoa cỏ rực rỡ,cây cối xanh mướt. Gần như ánh nắng mặt trời không thể chiếu trực tiếp lên cầu được. Vì cây cối, hoa lá đã nhẹ nhàng bao bọc cây cầu.Thỉnh thoảng có một hạt nắng tinh nghịch, xuyên qua kẽ lá, chiếu rọi xuống cầu như một nét chấm phá. Càng làm tăng thêm vẻ đẹp thanh bình của cây cầu.
Màu vàng cam gạch của cây cầu, hòa lẫn với màu xanh mướt của cây cối, điểm xuyến một nét đỏ hồng của hoa giấy. Tất cả càng làm tăng thêm vẻ đẹp vốn có của nó. Đứng trên cầu, bạn có thể dễ dàng có được những bức ảnh nên thơ. Mọi thứ sẽ tuyệt hơn nếu bạn mặc bộ cánh mang hơi thở cổ xưa. Như ngẫu hứng, vô tình mà vừa hữu ý, sắp đặt.
5.4 Đình Vọng Nguyệt
Đình Vọng Nguyệt có nghĩa là đình ngắm trăng. Cái tên đã nói lên tất cả. Đình phải được đặt ở một vị trí nào đó vừa rộng rãi thoáng mát, vừa có thể hướng mắt lên thưởng trăng. Đứng giữa mái chùa Nam Sơn khiến người ta liên tưởng tới không khí cung đình Huế ngày xưa. Nằm trên hồ nước xanh trong. Mái đình Vọng Nguyệt như đang nghiêng nghiêng, nương mình theo làn gió nhẹ nhàng. Phải chăng trước đây đã có vị phi tần nào, yên tĩnh ngước nhìn ánh trăng tròn vằng vặc?
Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Khung cảnh nên thơ này không phải lúc nào trong đời sống chúng ta cũng đều được thưởng thức.
5.5 Cây đèn lồng
Cây đèn lồng như là một nét điểm xuyến, ấn tượng giữa không gian tĩnh lặng của ngôi chùa. Màu chủ đạo của chùa Nam Sơn là màu vàng cam, vàng gạch. Hòa quyện với màu xanh của nước hồ Phóng Sanh, màu xanh của thiên nhiên cây cỏ. Vì vậy, cây đèn lồng đứng nép mình một bên góc chính điện thu hút mọi ánh nhìn của người đối diện.
Sở dĩ có tên gọi “cây đèn lồng” là bởi vì rất nhiều đèn lồng được treo trên cây. Đây là giống cây nhiều nhánh , tán không quá cao, tuy nhiên khẳng khiu và không quá nhiều lá. Bởi vậy, những chiếc đèn lồng đỏ rực được treo lên như nhiều đóa hoa đỏ khổng lồ đang bung tỏa.
Cây đèn lồng linh linh nhất là về đêm. Khi những chiếc đèn lồng được treo trên cây sáng lên. Lấp lánh, huyền ảo. Do vậy, không ít du khách đã ưu ái đặt cho địa điểm này là “Hội An giữa lòng Đà Nẵng”
5.6 Khu Nhà Khách
Khu nhà khách của chùa Nam Sơn Đà Nẵng được xây trước khuôn viên chùa. Nhà chờ rộng lớn có kiến trúc mở. Điều này giúp cho du khách có thể nhìn ngắm được không gian xung quanh khi đang nghỉ ngơi. Khu nhà được trang bị rất nhiều bộ bàn ghế bằng gỗ tạo cho người ngồi cảm giác như những bàn thưởng trà ngày xưa. Đây là điểm dừng chân, nghỉ ngơi, ăn nhẹ yêu thích của du khách. Tại đây, bạn cũng có thể dễ dàng sáng tạo được nhiều bức ảnh dẹp.
5.7 Điện chính của chùa Nam Sơn Đà Nẵng
Điện chính của chùa Nam Sơn cao lớn, được chạm khắc tinh tế. Các cột nhà được vẽ rồng phượng. Gam màu chủ đạo của điện chính là màu vàng vì được sơn màu mạ vàng. Hai bên lối bậc thang đi vào chính điện là bức tường ngăn thấp. Những bức ngăn này đều được thiết kế theo phong cách kiến trúc của cung đình xưa. Vẻ ngoài này tạo cho du khách cảm giác vô cùng choáng ngợp và sang trọng.
Điện chính có rất nhiều cửa ra vào. Tại đây các phật tử sẽ được dâng hương, cầu nguyện. Là nơi tụng kinh niệm phật của sư trụ trì và các tăng ni phật tử trong chùa. Tuy không gian sang trọng nhưng chính không khí linh thiêng, trang nghiêm, mùi hương khói này tạo cho du khác cảm giác an yên, tĩnh mịch.
6. Kinh nghiệm thăm chùa Nam Sơn
Chùa Nam Sơn là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng. Mặt khác nó cũng là một chốn linh thiêng, tôn kính. Vì vậy khi đến với chùa Nam Sơn, du khách vẫn nên lưu ý một vài điều về lời ăn, tiếng nói và cách đi lại. Ngay trước cổng chùa, khi vừa đặt chân vào đến khuôn viên chùa bạn sẽ nhìn thấy một tấm biển. Nội dung là “ Đi nhẹ nói khẽ giữ tâm an tịnh”. Đây chính là yêu cầu chung của tất cả các ngôi chùa khác.
Khi vào chùa bạn nên đi đứng nhẹ nhàng, không chạy nhảy, nô đùa. Bên cạnh đó, du khách nên nói chuyện khẽ khàng. Trong không gian tĩnh mịch, yên tĩnh nghe được cả tiếng róc rách của hồ nước. Nếu bạn cười đùa quá to có thể vô tình phá vỡ bầu không khí an tĩnh này.
Có một điều lưu ý nhỏ nhỏ dành cho các du khách nữ mặc váy ngắn trên đầu gối. Khi vào khuôn viên chùa sẽ có người hướng dẫn bạn. Bạn có thể đến quầy đăng kí mượn áo lam để khoác ngoài.
Đặc biệt, bạn chỉ được phép quay phi chụp ảnh ở khuôn viên ngoài, vườn hoa thôi. Trong các chính điện và điện phụ sẽ có biển không cho phép du khách quay phim chụp ảnh. Bạn có thể lưu ý những típ này để chuẩn bị trước chuyến đi đến chùa Nam Sơn thật chu đáo và không bị bỡ ngỡ.
7. Chùa Nam Sơn Đà Nẵng – nơi cho ra đời nhũng bức hình tuyệt đẹp
Du khách tới với chùa Nam Sơn không chỉ vì muốn đi lễ chùa. Họ còn muốn chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo. Tận hưởng, cảm nhận bầu không khí trong lành, không gian thanh tịnh, an yên. Hơn thế nữa đó chính là những bức ảnh được chụp tại ngôi chùa này thật lộng lẫy, hài hòa.
Bởi vì lẽ đó, đã có không ít cặp đôi lựa chọn chùa Nam Sơn làm địa điểm chụp ảnh cưới của mình. Bộ ảnh cưới được ra đời tại khuôn viên chùa Nam Sơn Đà Nẵng đã làm nao lòng biết bao du khách.
Với kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn cung đình Huế ngày xưa, chùa Nam Sơn Đà Nẵng trở thành điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng. Ngôi chùa mang lại cảm giác vừa sang trọng, cổ kính vừa thanh bình, hiện đại. Khi tới với chùa Nam Sơn, du khách sẽ có cảm nhận vừa linh thiêng vừa lạ lẫm, hiếu kì. Giữa thành phố phồn hoa Đà Nẵng, chùa Nam Sơn chính là một nốt lặng đáng quý mà du khách, phật tử không thể bỏ qua.