1. Món ngon ngày tết miền Bắc
1.1 Bánh chưng xanh – món ngon ngày tết
1.1.1 Nguồn gốc của bánh chưng
Bánh chưng là loại bánh quen thuộc trên các mâm cỗ ngày tết của người dân miền Bắc. Bánh màu xanh, hình vuông được bao phủ bởi một lớp lá dong và được buộc lại bằng dây nạc. Tương truyền, người làm ra món bánh chưng là Lang Liêu – vị vua Hùng thứ 6 của nước ta. Bánh chưng được xem là biểu tượng của đất trời với ý nghĩa sâu xa là cầu mong một năm mới sẽ được ấm no, hạnh phúc, vụ mùa bội thu. Từ đó, bánh chưng đã trở thành món bánh truyền thống của người dân Việt Nam.
1.1.2 Cách làm bánh chưng
Hình ảnh nồi bánh chưng còn gắn liền với kí ức thời thơ ấu của nhiều người Việt. Cứ vào khoảng những ngày cận tết, sau khi đưa ông Táo về trời thì các gia đình lại bắt tay vào để làm bánh chưng. Các nguyên liệu chính của món bánh này gồm có: gạo nếp, thịt heo, lá dong hoặc lá chuối, đậu xanh, dây lạt, hạt tiêu…. Tất cả đều được chuẩn bị sơ chế trước khi bước vào công đoạn gói bánh.
Một chiếc bánh chưng đẹp thì đòi hỏi phải có hình dáng vuông vức và dây nạc phải được buộc chặt. Do đó, để gói bánh chưng, đòi hỏi người gói phải có một chút khéo tay. Bánh chưng sẽ được nung trong một chiếc nồi lớn, thời gian nung sẽ kéo dài từ 10 -12 tiếng. Sau đó sẽ được lấy ra và đem đi ép để bánh giữ được lâu. Ngồi canh nồi bánh chưng bên bếp lửa đỏ rực là khung cảnh đẹp và ấm áp của nhiều gia đình vào những ngày gần tết. Đó là hình ảnh đẹp và gắn liền trong lòng của nhiều người con xứ Bắc.
Hiện nay, nhu cầu thưởng thức bánh chưng ngày càng nhiều. Vào những ngày tết, nếu không có thời gian, bạn có thể đặt mua ở những cơ sở gói bánh chưng uy tín. Hoặc ở các hệ thống siêu thị, bạn cũng có thể tìm mua được món bánh này. Bánh chưng không chỉ là món ngon ngày tết của người miền Bắc mà là của cả dân tộc Việt. Ngoài thưởng thức, bánh chưng cũng là món quà biếu tết được nhiều người chọn lựa để trao tặng cho người thân vào ngày tết.
1.2 Thịt đông – món ngon ngày tết dễ làm
1.2.1 Giới thiệu về món ngon ngày tết thịt đông
Món ngon ngày tết không thể thiếu được trong mâm cỗ đầu năm của người dân miền Bắc là món thịt đông. Ở khu vực phía Bắc, thời tiết những ngày gần tết sẽ khá lạnh. Đây chính là điều kiện thuận lợi để bạn bắt tay vào thực hiện món ngon này. Ăn cùng với thịt đông là đồ chua và một chén nước mắm dùng để chấm. Không quá cầu kì và tốn nhiều thời gian, món ngon ngày tết thịt đông là món ăn mà bất kì ai cũng có thể làm được vào những ngày xuân về.
1.2.2 Cách nấu thịt đông
Thịt đông là món ăn có cách chế biến rất đơn giản. Bạn chỉ cần có đủ các nguyên liệu: thịt heo, nấm hương, mộc nhĩ, hạt tiêu và các gia vị nêm nếm khác. Phần thịt heo nếu bạn muốn ngon thì nên chọn lựa phần thịt ở giò heo vì phần thịt này khá mềm và có đủ da, mỡ và thịt nạc. Bạn sẽ rửa sạch và chế biến các nguyên liệu, nhờ là phải tẩm ướp gia vị phần thịt heo trước. Sau đó, bạn chỉ cần xào tất cả các nguyên liệu lại với nhau khoảng 30 phút và rồi cho tất cả vào khuôn đựng. Kích thước phần khuôn thì bạn có thể linh động để chọn lựa sao cho phù hợp.
Nhiệt độ lạnh sẽ giúp cho phần thịt trong khuôn đông lại. Bạn có thể để trong tủ lạnh ở ngăn mát hoặc còn nếu ngoài trời lạnh thì bạn chỉ cần để ở ngoài. Khi ăn, bạn chỉ cần úp ngược khuôn vào đĩa là có thể lấy được phần thịt ra. Thành quả mà bạn sẽ có là phần thịt đông cực kì ngon. Món ngon này, bạn có thể dùng để chiêu đãi các vị khách đến nhà vào những ngày tết cũng rất hợp lí.
1.3 Xôi gấc
1.3.1 Ý nghĩa của món ngon xôi gấc vào ngày tết
Theo quan niệm của người Việt thì màu đỏ là màu sẽ mang lại sự may mắn cho năm mới. Nên vào những ngày đầu năm thì màu đỏ là màu được ưu chuộng nhất. Câu đối đỏ, dưa hấu đỏ… là những thứ không thể thiếu ở mỗi gia đình vào ngày tết. Trong số đó, món xôi gấc là món ngon ngày tết với ý nghĩa sẽ đem lại vận đỏ cả năm cho mọi người. Chính vì thế trong mâm cỗ đầu năm của mỗi gia đình miền Bắc không thể nào thiếu được đĩa xôi gấc.
1.3.2 Cách nấu xôi gấc
Nguyên liệu chính của món xôi gấc gồm có gạo nếp và quả gấc. Để xôi có độ dẻo và thơm thì bạn nên chọn lựa gạo nếp ngon. Phần gấc thì bạn nên lấy phần thịt quả, bỏ phần vỏ. Đầu tiên, bạn nên ngâm gạo nếp trước vào 1 đêm. Sau đó, trộn gạo nếp và thịt gấc lại với nhau. Bạn có thể cho thêm 1 chút muối và rượu trắng để tăng màu sắc của món xôi này. Lưu ý là khi trộn bạn nên trộn đều để khi chín, xôi sẽ đều màu và lên màu đẹp. Tiếp theo, bạn cho tất cả vào xửng hấp trong thời gian 40- 45 phút để xôi chín.
Cứ khoảng 20 phút, bạn nên sới xôi 1 lần để xôi chín đều và có độ xốp. Khi xôi chín, bạn có thể sử dụng nhiều loại khuôn khác nhau để định hình cho xôi như: hình trái tim, hình vuông… Xôi gấc không chỉ là món ăn ngon ngày tết trong các mâm cỗ mà còn được sử dụng để cúng trên bàn thờ ông bà tổ tiên.
1.4 Nem chua rán
1.4.1 Vài nét về nem chua rán
Nem chua rán là món ăn vặt nổi tiếng ở miền Bắc. Vào ngày tết, món ăn này cũng không thể “vắng bóng” trong các mâm cỗ của nhiều gia đình. Nem chua rán được chấm kèm với tương ớt. Khi ăn thì có độ giòn của phần bột rán và vị ngon của phần nhân bên trong. Thưởng thức món ăn này vào những ngày khí trời se se lạnh của mùa xuân là đỉnh nhất.
1.4.2 Cách làm nem chua rán
Nem chua rán là món ăn có cách làm gồm nhiều bước. Để làm món ăn này, bạn cần phải có: giò sống hoặc bạn có thể chọn thịt heo xay, bì heo, tiêu, bột ngọt, muối và bột chiên xù. Bì heo bạn nên rửa sạch rồi thái thành sợi mỏng. Sau đó, trộn hỗn hợp giò sống và bì heo lại với nhau rồi nêm gia vị vào. Bạn sẽ vo phần hỗn hợp đó thành từng chiếc nem rồi bọc ni lông ở bên ngoài. Để vào tủ lạnh khoảng 60 phút. Sau đó bạn phủ một lớp bột chiên xù lên và rán ngập dầu là xong.
Nem chua rán ngon nhất là ăn khi nóng. Để chiếc nem chua rán không có nhiều mỡ thì khi vớt ra khỏi chảo dầu, bạn nên sử dụng giấy thấm dầu. Món ăn này ăn khá vui miệng và là món ăn ngon được nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Để tăng thêm độ ngon cho món ăn, bạn nên ăn cùng với đồ chua và tương ớt.
1.5 Gà luộc
1.5.1 Vì sao phải có gà luộc trong mâm cỗ ngày tết?
Gà luộc là món ăn không thể nào thiếu vào những ngày tết của người Việt. Nhất là ở phần mâm cúng trên bàn thờ cho tổ tiên, trời đất. Vậy vì sao gà lại được chọn là món ngon trong ngày tết? Trong các loài gia cầm ở nước ta thì gà là loài được nuôi phổ biến ở nhiều nơi. Gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và không hề kén người ăn. Đồng thời gà vốn là hình tượng đẹp trong phong thủy và văn học. Nhất là gà trống được xem là biểu tượng của sự cương trực và dũng mạnh. Chính những lý do đó mà món gà luộc trở thành món ngon ngày tết không thể thiếu trong những ngày tết.
1.5.2 Cách luộc gà ngon
Gà luộc là món ngon ngày tết được chế biến cực kì đơn giản bằng cách luộc. Nghe đến đây, bạn sẽ nghĩ rằng rất đơn giản nhưng để có một phần gà luộc đẹp và ngon thì đòi hỏi bạn cần phải có những bí kíp riêng. Bật mí ngay cho bạn cách luộc gà không những ngon mà còn rất đẹp mắt dành cho mâm cỗ ngày tết. Cùng tham khảo các bước luộc gà dưới đây nhé!
Bước 1: Nên chọn loại gà ta để luộc vì thịt gà ta chắc và ngon hơn thịt gà công nghiệp. Nhổ sạch lông gà và bỏ phần lòng ra riêng. Bạn nên sử dụng rượu trắng hoặc muối để khử mùi hôi của gà.
Bước 2: Muốn gà có màu da vàng đẹp thì bạn nên sử dụng nghệ để sát vào phần da gà để có màu đẹp.
Bước 3: Sử dụng nước lạnh để luộc gà, gà sẽ chín đều và không bị đỏ. Bạn nên chọn nồi to có thể chứa được cả con gà và đổ nước đến phần cổ gà. Sau đó đậy nắp và luộc.
1.6 Món ngon ngày tết – Canh măng
1.6.1 Giới thiệu về canh măng
Canh măng là món canh quen thuộc vào ngày tết của người dân miền Bắc. Loại măng dùng để nấu món canh này là loại măng khô. Thường thì món canh măng này có vị khá đậm đà và rất “chạy cơm” vào những ngày thời tiết se lạnh khi xuân đến. Món canh măng là một trong các món ngon ngày tết của người dân miền Bắc.
1.6.2 Cách nấu canh măng ngày Tết
Canh măng chua thường được nấu cùng với giò heo hoặc xương heo. Tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn lựa loại thịt phù hợp. Măng khô thì bạn chỉ cần rửa sạch, luộc sơ sau đó xé thành sợi. Lưu ý là bạn cần chế biến măng khô thật kĩ vì măng sẽ có mùi ẩm. Sau đó, bạn phi hành tỏi lên xào phần thịt heo, măng khô cho đến khi tái lại và đổ nước vào. Sau đó, nêm nếm cho vừa ăn. Bạn cũng có thể cho thêm cà chua vào để tăng vị cho món ăn. Thế là xong, bạn đã có một nồi canh măng để thưởng thức cùng gia đình vào ngày tết.
1.7 Dưa hành – Món ngon ngày tết miền Bắc
1.7.1 Dưa hành được ăn cùng gì?
Dưa hành là món ngon ngày tết được nhiều người yêu thích. Không chỉ có vị chua chua, giòn giòn mà món ăn này còn được dùng để ăn kèm cùng nhiều món ăn khác. Dưa hành được xem là món ăn chống ngấy được ăn kèm cùng với nhiều món. Món ăn này hiện nay không chỉ được dùng riêng cho ngày tết mà còn là món ăn hằng ngày của nhiều gia đình.
1.7.2 Cách làm dưa hành
Để thực hiện món dưa hành, bạn cần chuẩn bị: củ hành trắng, giấm, đường, nước vo gạo…. Cách chế biến, đầu tiên bạn nên rửa củ hành với nước vo gạo để sạch và có màu đẹp. Sau đó để ráo nước rồi cho 1 vào hũ có nắp đậy. Bước tiếp theo là pha hỗn hợp nước ngâm theo tỉ lệ: 1 nước mắm: 2/3 đường:1 giấm:2 nước. Rồi đổ vào hũ để ngâm dưa hành. Sau khi ngâm khoảng 1 tuần thì bạn đã có món dưa hành để thưởng thức.
1.8 Canh bóng thập cẩm
1.8.1 Canh bóng thập cẩm là gì?
Món canh thứ 2 không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết của người miền Bắc là món canh bóng thập cẩm. Đây là món canh đặc biệt và có nhiều tên gọi khác nhau. Bóng ở đây được gọi tắt cho phần bóng bì được sử dụng trong canh. Phần bóng này cực kì độc lạ vì được ngâm với nước cho mềm ra rồi mới nấu thành canh.
1.8.2 Cách làm món canh bóng thập cẩm
Nguyên liệu của món canh bóng thập cẩm bao gồm: da heo chiên hoặc khơi phô, tôm, củ cà rốt, súp lơ, nấm hương, xương heo, hành lá và các gia vị chế biến khác. Quy trình làm món canh bóng thập cẩm bước 1: bạn sẽ sử dụng xương heo nung để làm nước dùng. Sau đó cho da heo đã được ngâm với nước vào.
Cuối cùng là bạn cho các nguyên liệu tôm, củ cà rốt, súp lơ, nấm hương vào. Nêm nếm sao cho vừa ăn rồi tắt bếp. Đừng quên cho hành lá và tiêu vào để dậy mùi món ăn. Khi nấu món canh này bạn cũng có thể biến tấu nấu cùng nhiều nguyên liệu rau củ khác nhau. Món canh bóng thập cẩm rất dễ ăn và là món canh truyền thống của người miền Bắc vào những ngày xuân về.
1.9 Nem rán
1.9.1 Nem rán khác gì với nem chua rán
Nem rán và nem chua rán đều là những món ăn ngon ngày tết của người Bắc. Tuy nhiên cách thức chế biến của 2 món ăn này hoàn toàn khác nhau. Nem chua rán thì có độ chua và độ thơm của thịt. Còn món nem rán thì lại có vị giòn của lớp vỏ và vị thơm ngon của hỗn hợp nhân. Ngày tết ở miền Bắc, thường trong mâm cỗ của các gia đình bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được 1 trong 2 món ngon này. Mỗi món sẽ có hương vị và cách thức thực hiện riêng.
1.9.2 Cách làm nem rán
Nem rán là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu: thịt heo, giá sống, mộc nhĩ, cà rốt, miến tàu…. được trộn lẫn với nhau. Tạo thành lớp nhân thơm ngon. Bao quanh bên ngoài là lớp bánh đa mỏng nhưng khi rán lên lại có màu vàng ươm và giòn rụng. Muốn có món nem rán ngon, bạn phải nêm nếm phần nhân sao cho đúng chuẩn.
Phần bánh đa bên ngoài thì phải chọn loại bánh của người miền Bắc thì món ăn này mới chuẩn vị được.Nem rán thường được ăn cùng với rau xà lách và nước mắm chua ngọt. Thường khi làm xong, bạn có thể tỉa những bông hoa bằng ớt hoặc cà rốt để trang trí cho phần nem rán của mình. Món nem rán là món ăn được nhiều trẻ nhỏ yêu thích vào những ngày xuân về.
1.10 Chè kho
1.10.1 Giới thiệu về món chè kho
Chè kho là món ăn có tên gọi độc đáo trong các món ngon ngày tết ở miền Bắc. Chắc hẳn khi nghe tên của món ăn này, bạn sẽ bị hấp dẫn vì quá độc lạ. Ở miền Bắc, chè kho là món chè thường được dùng để tráng miệng hoặc ăn chơi vào ngày tết. Món chè này có vị thanh mát và rất dễ thưởng thức. Chè kho cũng là món chè quen thuộc được người Việt dùng để dâng cúng trên bàn thờ.
1.10.2 Cách nấu chè kho
Chè kho được nấu từ đậu xanh bỏ vỏ hay còn được gọi là đậu xanh vàng. Trước ngày nấu chè, bạn nên ngâm đậu qua 1 đêm. Sáng hôm sau thì đem đi luộc rồi giã nhuyễn ra. Sau đó, bạn sẽ cho nước đường vào nồi, đun cho đến khi màu nước đường là màu cánh gián. Rồi cho đậu vào, đảo đều tay khi nào sánh lại là được. Chú ý là bạn nên để lửa nhỏ không là sẽ khét. Khi chè chín bạn có thể cho thêm hoa bưởi vào để tăng độ thơm cho món ăn. Bạn có thể sử dụng khuôn với những hình dáng khác nhau để đựng chè. Khi ăn, bạn nên rắc thêm tý mè vào nhé!
2. Món ngon ngày Tết miền Trung
2.1 Thịt heo ngâm nước mắm
2.1.1 Món ngon thịt heo ngâm nước mắm
Ở miền Trung, vào ngày tết người dân thường làm món thịt heo ngâm nước mắm để thưởng thức cũng như để đãi khách. Đây là món ăn truyền thống của người miền Trung mà rất ít miền nào có được. Món ăn này là đặc trưng riêng và là món ngon ngày tết miền Trung mà bạn nên thử 1 lần nếu có cơ hội.
2.1.2 Cách làm thịt heo ngâm nước mắm miền trung
Để có được 1 hũ thịt heo ngâm nước mắm, bạn cần phải có thịt heo và nước mắm cùng với tỏi và ớt. Ngoài ra, bạn cũng phải có 1 hũ thủy tinh hoặc nhựa có nắp đậy để ngâm. Các bước làm món ngon này cực kì dễ. Bạn chỉ cần rửa sạch thịt heo và đem đi luộc. Phần thịt heo này bạn nên chọn mua thịt ba chỉ để ngâm là ngon nhất.
Sau khi thịt chín, bạn thái thịt ra từng miếng rồi bỏ vào hũ. Nếu thích bạn có thể để nguyên 1 miếng thịt lớn cũng được. Nhưng như vậy thịt sẽ không thấm được vị nhiều. Bước tiếp theo là bạn sẽ cho nước mắm vào hũ. Nhớ là đổ vào đầy hũ và cho thêm tỏi, ớt vào để tăng mùi thơm. Bạn nhất định phải chọn loại nước mắm ngon có vị đạm cao thì mới đúng chuẩn món ăn này. Thời gian ngâm thường là từ 3- 5 ngày. Sau đó là bạn có thể thưởng thức món ngon ngày tết này được rồi.
2.2 Chả bò – món ngon ngày tết miền Trung
Chả bò là món ngon đặc sản của miền Trung. Do đó, vào ngày tết không thể nào thiếu được những món ăn này trong các mâm cỗ. Không chỉ vậy mà chả bò còn là món ăn hằng ngày quen thuộc của người dân miền Trung. Chả bò có màu hồng hồng chứ không trắng như chả lụa. Bao quanh bên ngoài cũng là lớp lá chuối, nhưng lại được làm với kích thước nhỏ.
Khi ăn, bạn sẽ cảm giác được hương vị thơm ngon của mùi thịt bò, vị cay của tiêu và độ giòn, dai rất riêng. Chả bò là món ăn rất “bắt” bia với những cánh mày râu. Nếu khéo tay bạn có thể tự làm chả bò ở nhà hoặc không thì có thể mua ở ngoài về để thưởng thức. Một vài thương hiệu chả bò miền Trung nổi tiếng như: chả bò Đà Nẵng, chả bò cô Huệ….
2.3 Món ngon ngày Tết – Bánh tổ
2.3.1 Bánh tổ là gì?
Hằng năm cứ mỗi khi xuân về thì các gia đình ở miền Trung lại bắt đầu tay vào làm bánh tổ. Món bánh độc đáo này chỉ có riêng ở khu vực miền Trung vào ngày tết và là món bánh thường được dâng trên bàn thờ tổ tiên. Bánh tổ có kích thước khá lớn nên thường 1 phần bánh có thể được chia ra ăn trong nhiều ngày.
2.3.2 Cách làm bánh tổ
Đúng như tên gọi của mình, bánh tổ có kích thước và hình dáng giống như 1 tổ chim. Món bánh này là sự kết hợp giữa gạo nếp, nước đường, mè vừng và gừng. Hỗn hợp gạo nếp, đường và gừng được nấu nên cùng với nhau. Sau đó, được đổ trong 1 khuôn làm bằng đan tre được lót sẵn 1 lớp lá chuối ở dưới. Sau đó được rắc mè vừng vào để tăng thêm độ thơm. Bánh tổ được gói cẩn thận trong lớp lá chuối. Khi nào ăn thì mới được cắt ra thành từng miếng. Món bánh tổ có nhiều cách thưởng thức khác nhau như: chiên, nướng hoặc ăn trực tiếp luôn cũng được.
2.4 Dưa món
2.4.1 Dưa món có gì ngon?
Dưa món là món ăn có vị chua, ngọt và khá giòn. Món ăn này là món ăn được ăn kèm cùng với các món ăn chính trong ngày tết của người miền Trung. Không quá nổi bật như những món ăn khác nhưng dưa món lại là món ăn không thể nào không có trong mâm cơm ngày tết được.
2.4.2 Cách làm dưa món
Cách thực hiện món dưa món rất đơn giản. Bạn chỉ cần mua phần củ hành lá, củ cải trắng, cà rốt, đu đủ và muối. Rửa sạch các nguyên liệu và gọt bỏ vỏ. Sau đó, thái mỏng rồi đem đi phơi nắng. Sau đó bạn pha hỗn hợp nước muối và ngâm tất cả các nguyên liệu trong 1 bình thủy tinh có nắp đậy. Để dưa món có màu sắc đẹp và mau thấm vị thì bạn nên đem bình ngâm ra phơi nắng. Sau khi ngâm khoảng 5- 6 ngày là bạn có thể sử dụng được. Khi ăn, bạn nên trộn chung với 1 tí đường và cho thêm 1 chút ớt để tăng độ ngon cho món dưa món.
2.5 Bánh thuẫn
2.5.1 Bánh thuẫn miền Trung có vị như thế nào?
Bánh thuẫn là món bánh truyền thống có nguồn gốc lâu đời ở miền Trung. Cứ đến tết là người ta lại đua nhau làm món bánh thuẫn để thưởng thức. Nghe cái tên thì thấy là lạ nhưng món bánh này lại có mùi vị khá giống với bánh bông lan. Chỉ có điều là có đường nên hơi ngọt. Ngày tết ở miền Trung, người dân lại rất ưu chuộng món bánh này. Khi đến chơi nhà, người ta thường dùng món bánh thuẫn để đãi khách.
2.5.2 Cách làm bánh thuẫn
Muốn làm bánh thuẫn thì bạn cần phải có 1 khuôn bánh. Vì bánh thuẫn có hình dạng rất riêng và khá nhỏ. Hỗn hợp làm bánh thuẫn gồm có: đường, trứng gà, bột và vali được đánh lên cho tới khi mịn. Sau đó, bạn để khuôn lên bếp lửa khi nào khuôn nóng thì đổ bột vào. Đậy nắp khoảng 3-4 phút đợi bánh chín là xong. Mẹo nhỏ là bạn có thể dùng tăm để đâm vào bánh kiếm tra bánh chín chưa. Bánh thuẫn là món bánh ăn chơi nổi tiếng ở miền Trung.
2.6 Nem chua – Đặc sản miền Trung
2.6.1 Nem chua miền Trung có gì đặc biệt?
Nem chua là món ăn yêu thích của nhiều người. Ở miền Trung đây là món ngon đặc sản nổi tiếng. Không chỉ là món ăn ngày thường mà vào những ngày tết, món nem chua còn được xuất hiện như 1 phần không thể thiếu ở miền Trung. Nem chua ở đây có hình trụ, nhỏ và thon. Bên ngoài thì được lớp lá chuối, bên trong là lớp ni lông và phần nhân. Nem chua khi ăn có vị chua chua, cay cay rất bén mồi. Thường vào những ngày tết món ăn này được sử dụng để nhâm nhi cùng với bia.
2.6.2 Nguyên liệu làm nem chua miền Trung
Những chiếc nem chua miền Trung được làm từ nguyên liệu chính là thịt heo xay được ướp sẵn các gia vị cần thiết. Sau đó, cho thêm thính gạo và ớt xắt vào. Gói cùng với 1 lá ổi trong lớp chuối. Rồi để vài ngày là có thể ăn được. Món nem chua miền Trung còn được nhiều người chọn là quà để biếu vào những ngày tết. Khách du lịch đến đây, cũng chọn mua nem chua về để thưởng thức và làm quà cho người thân.
2.7 Bánh lăn miền Trung
2.7.1 Bánh lăn miền Trung là bánh gì?
Miền Trung không chỉ có bánh thuẫn, bánh tổ mà còn có bánh lăn. Món bánh ăn chơi dân dã và có nguồn gốc từ lâu đời nhất. Không còn được biết đến nhiều như những món bánh khác. Nhưng bánh lăn miền Trung vẫn tồn tại trong những món ăn ngon ngày tết của người dân miền Trung.
2.7.2 Cách làm bánh lăn
Các nguyên liệu làm bánh lăn rất dễ tìm và cách thức làm món bánh này cũng rất dễ thực hiện. Bạn chỉ cần nấu nước đường lên. Sau đó cho các nguyên liệu như: gừng, bí đao, dừa nạo…đã được thái lát mỏng vào. Đun tiếp hỗn hợp đó cho sền sệt rồi cho phần bột đã được xay từ nếp vào. Đợi bột chín và nguội thì bạn có thể lặn bánh thành những miếng hình vuông hoặc hình chữ nhật gì thì tùy thích. Bánh lăn thường được thưởng thức cùng 1 ly trà nóng là tuyệt nhất.
2.8 Món ngon ngày tết miền Trung – Tré
2.8.1 Tré là gì?
Tré là món ngon đặc sản của Huế và được nhiều người dân miền Trung yêu thích. Vào ngày tết, món ăn ngon này được nhiều gia đình lựa chọn để thưởng thức. Tré có cách chế biến rất đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian. Với những nguyên liệu quen thuộc dễ tìm, bạn có thể làm tré tại nhà mà không cần phải mắc công để đi mua.
2.8.2 Cách làm tré
Để làm tré thì rất đơn giản chủ yếu là thịt heo. Bạn nên mua tai heo và thịt ba chỉ heo về luộc rồi thái mỏng thành từng sợi. Sau đó trộn chung với thính gạo. Bạn cũng đừng quên cho thêm đường, chanh, ớt, tỏi và mè vào. Trộn xong bạn có thể vo lại hoặc để vào 1 khung lồng bằng tre. Sau khoảng 2-3 tiếng là bạn có thể ăn được. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của mè, vị giòn của tai heo và mùi thính gạo cực kì thơm. Món ngon này có thể kết hợp cuốn cùng với 1 số loại lá như lá sung, lá ổi… chấm cùng nước mắm nữa là khỏi chê vào đâu được.
2.9 Chè kê
2.9.1 Chè kê có gì?
Chè kê là món chè độc đáo chỉ có ở miền Trung. Món chè này thoạt đầu nếu không biết dễ bị nhầm là chè đậu xanh cà vỏ. Nhưng nếu nhìn kĩ bạn sẽ phát hiện ra là hạt kê. Món chè miền Trung này có công thức chế biến cực kì đơn giản mà hầu như ai cũng có thể nấu được. Vị chè kê cũng không quá ngọt rất dễ lấy lòng các thực khách khó tính mà lại giúp cơ thể được thanh mát. Ngày tết, sau những món ăn nhiều đạm và dầu mỡ, được thưởng thức 1 ly chè kê là tuyệt nhất.
2.9.2 Cách nấu chè kê
Chè kê được nấu từ chính hạt kê và đậu xanh đã được cà vỏ cùng với đường phèn. Cách nấu rất đơn giản, hạt kê bạn nên ngâm trước khi nấu để mau nhừ. Sau đó đem đi nung trong thời gian khoảng nửa tiếng. Còn đậu xanh thì bạn làm giống như đậu xanh đánh hay ăn ở quán, hấp lên rồi đánh cho nhuyễn ra như bột. Khi hạt kê chín bạn sẽ cho phần đậu xanh và đường phèn vào. Đun thêm khoảng 5-10 phút nữa là xong. Món chè kê thích hợp nhất là ăn nóng. Bạn có thể ăn kèm món chè này với bánh đa cũng rất là ngon.
2.10 Xôi đậu xanh
2.10.1 Giới thiệu về xôi đậu xanh
Xôi luôn là món ăn không thể thiếu ở các mâm cỗ ngày Tết. Ở miền Trung, món xôi đậu xanh là món ngon “góp mặt” trong mâm cơm ngày tết của mỗi gia đình. Món xôi này còn được dùng để cúng cho ông bà tổ tiên vào những dịp giỗ, lễ ở miền Trung. Vào những ngày thường, xôi đậu xanh còn là món ăn sáng yêu thích của nhiều người.
2.10.2 Cách nấu xôi đậu xanh
Cũng giống như các loại xôi khác, xôi đậu xanh được nấu từ gạo nếp. Cách thức chế biến gạo nếp là bạn nên vo và ngâm trước khi nấu khoảng 6-8 tiếng. Còn phần đậu xanh thì nên chọn mua loại đậu xanh vàng, loại đã bỏ vỏ. Bạn cũng ngâm trong khoảng thời gian từ 3-4 tiếng trước khi nấu. Sau đó, trộn cả 2 lại với nhau rồi cho vào nồi nấu và đợi xôi chín là xong. Chú ý là bạn nên cho thêm ít muối vào để xôi không có vị chua. Khi nấu bạn nên sới xôi để xôi được tơi và chín đều.
3. Món ngon ngày Tết miền Nam
3.1 Bánh tét – món ngon miền Nam
3.1.1 Nguồn gốc của món bánh tét
Ở miền Nam, mỗi khi nhắc đến tết là phải nhắc đến bánh tét. Loại bánh truyền thống được nhiều người dân yêu thích mỗi khi tết đến xuân về. Có nhiều tích cổ về nguồn gốc của món bánh tét. Phổ biến nhất là câu chuyện liên quan đến thời Quang Trung đem lính vào miền Nam. Món bánh này được 1 người vợ của 1 quân lính làm ra gửi cho chồng chứa đựng bao yêu thương. Vua Quang Trung thấy vậy đã cho làm món bánh này vào những dịp tết.
Từ đó, cứ khoảng trước tết gần nửa tháng thì nhà nhà lại bắt tay vào làm bánh. Hiện nay, bánh tét là đặc sản của miền Tây nên được làm và bán quanh năm để phục vụ nhu cầu của du khách. Nhưng vào ngày tết, món ăn này vẫn luôn hiện hữu cùng cành mai, trái dưa hấu…trên mâm cơm của mỗi gia đình người dân miền Nam.
3.1.2 Cách gói bánh tét
Bánh tét được làm từ gạo nếp và phần nhân thì có nhiều loại mà bạn có thể chọn lựa. Thông thường phổ biến nhất ở miền Tây là bánh tét có nhân chuối và nhân thịt. Phần nhân chuối này sử dụng các loại chuối chín cây ngâm qua với đường trước để khi bánh chín thì sẽ có màu nâu đỏ rất đẹp mắt. Còn phần nhân thịt thì hầu như được chọn loại thịt có nhiều mỡ ít nạc vì khi bánh chín mỡ sẽ rất mềm, ăn rất thích. Ngoài ra, bánh tét còn có nhiều loại khác như: bánh tét nhân đậu, bánh tét lá cẩm…. Tùy vào từng sở thích của từng gia đình mà có thể làm ra những chiếc bánh tét khác nhau.
Bánh tét có lớp vỏ ngoài cùng là lá chuối và được buộc chặt lại cũng bằng dây chuối. Bánh tét có hình trụ dài với đường kính cũng lớn. Muốn gói bánh tét bạn cũng phải có chút hoa tay vì phải căn sao cho vừa và đều với nhau. Bánh tét cũng phải luộc trong nhiều giờ thì mới chín được. Khi luộc xong, người ta hay vớt bánh lên cho ráo nước và thường treo lủng lẳng ở gian bếp. Khi ăn thì bánh tét sẽ được cắt ra từng khoanh nhỏ để trên đĩa.
3.2 Củ kiệu – Món ngon ngày tết
3.2.1 Củ kiệu được ăn như thế nào?
Củ kiệu là món ăn kèm cùng các món ăn khác trong mâm cơm ngày tết của người dân miền Nam. Củ kiệu có vị chua chua nhưng được ướp cùng với đường và ớt lại tạo nên hương vị cực kì ngon miệng. Thường củ kiệu được ăn cùng với tôm khô và nhậu cùng với bia. Vào ngày tết, hầu hết các gia đình miền Nam đều có món ngon này dùng để đãi khách khi đến nhà.
3.2.2 Cách làm củ kiệu
Sơ chế kiệu là điều mà nhiều ngán nhất khi làm vì mùi kiệu rất khó chịu. Bạn có thể tham khảo những cách làm bay mùi kiệu trên mạng hoặc sử dụng nước tro để ngâm. Sau khi ngâm hết mùi hanh, bạn nên dùng dao nhỏ để tiến hành bỏ đi lớp vỏ ngoài và phần rễ. Nhưng đừng cắt quá sắt gốc mà hãy chừa lại khoảng 2cm. Kiệu đã được làm sạch thì bạn nên đem phơi nắng 1 ngày. Hiện nay, ở nhiều chợ có bán sẵn kiệu được làm sẵn, bạn chỉ cần mua về ngâm thôi.
Quy trình ngâm củ kiệu, đầu tiên bạn cho kiệu 1 hũ thủy tinh nên sắp xếp kiệu ngăn ngắn. Rồi đủ nước mắm đã pha loãng nấu cùng đường và nước vào cho ngập hủ. Đậy nắp lại và đủ trong 5-6 ngày là bạn đã có ngay một hủ củ kiệu thơm ngon để thưởng thức vào ngày tết.
3.3 Món ngon thịt kho tàu ngày tết
3.3.1 Thịt kho tàu có gì?
Thịt kho tàu là món ngon ngày tết của miền Nam. Món ăn này cực kì chạy cơm và là món ăn quen thuộc thường ngày của người dân nơi đây. Không chỉ vậy, món thịt kho tàu này còn lại rất dễ làm và các nguyên liệu chính của món ăn này cũng dễ tìm. Ngày tết, mỗi gia đình ở miền Nam luôn phải có 1 nồi thịt kho tàu trong bếp.
3.3.2 Cách làm thịt kho tàu
Cách làm thịt kho tàu cực kì đơn giản. Bạn chỉ cần mua thịt heo, tùy theo sở thích của mỗi gia đình mà có thể chọn lựa thịt thích hợp. Nhưng thường là sử dụng thịt ba chỉ vì vừa có da, mỡ và thịt nạc. Bạn nên cắt thành miếng vừa ăn rồi tẩm ướp gia vị vào, nhớ cho thêm nước màu vào để món ăn có màu đẹp. Tiếp theo là luộc trứng. Phần này thì bạn cũng có thể thoải mái chọn lựa loại trứng mà mình muốn như: trứng gà, trứng vịt hoặc trứng cút cũng đều được.
Sau đó bạn sẽ xào phần thịt cho săn lại rồi đổ nước dừa vào đun. Khi thịt chín thì bạn cho trứng vào và nêm nếm gia vị, nước mắm. Một nồi thịt kho tàu ngon là phải phần thịt được đun nhừ, trứng thì thấm vị và có màu vàng cánh gián là đẹp nhất. Thịt kho tàu luôn được dọn ra kèm với cơm trắng để bạn có thể thưởng thức cùng với nhau.
3.4 Canh khổ qua nhồi thịt
3.4.1 Canh khổ qua nhồi thịt có ý nghĩa gì?
Món canh đặc trưng của những ngày tết ở miền Nam là món canh khổ qua nhồi thịt. Với quan niệm, ăn khổ qua để qua được cái khổ trong năm mới. Món canh này đã được hiện diện trong các mâm cơm ngày tết của người miền Nam. Cùng với các món ăn khác, món canh khổ qua nhồi thịt đã tạo nên những hương vị và màu sắc khác nhau của nền ẩm thực trong những ngày tết.
3.4.2 Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt
Các nguyên liệu làm canh khổ qua nhồi thịt gồm có: khổ qua, thịt xay, mộc nhĩ, hành lá, tiêu và các gia vị nêm nếm. Khổ qua rửa sạch sau đó được lấy hột ra. Còn thịt xay thì được ướp cùng với mộc nhĩ, trứng, hành lá thái nhuyễn và các gia vị. Sau đó, bạn sẽ nhồi phần thịt đã được tẩm ướp vào khổ qua. Rồi cho vào nồi nấu là xong rồi, đừng quên nêm nếm nước dùng nhé! Khổ qua có vị hơi đăng đắng nên cũng hơi bị kén người ăn nhưng khi ăn quen rồi chắc chắn bạn sẽ bị nghiện món canh này cho mà xem.
3.5 Mứt dừa – Món ngon ngày tết miền Nam
3.5.1 Mứt dừa là món ăn gì?
Tết ở khu vực miền Nam mà nhất là ở khu vực miền Tây không thể nào thiếu được mứt dừa. Đây là món ăn đặc trưng mang hương vị ngày tết của nơi đây. Đến bất kì gia đình nào ở miền Nam vào ngày tết, bạn cũng sẽ được mời thưởng thức món mứt dừa dai dai, beo béo mà có vị ngòn ngọt này. Mứt dừa có rất nhiều loại khác nhau với màu sắc đa dạng mà bạn có thể chọn lựa.
3.5.2 Cách làm mứt dừa
Mứt dừa là món ngon được làm từ phần cùi dừa của trái dừa. Các nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị gồm có: cùi dừa và đường. Nếu muốn mứt dừa có vị thơm và có màu sắc khác màu trắng thì bạn nên chuẩn bị thêm lá dứa, chanh leo, cam … để tạo màu cho mứt. Cùi dừa sẽ được thái lát mỏng rồi đem ướp cùng với đường. Sau đó được đem lên chảo bếp nóng để sao cho săn lại. Ngoài đường, nhiều nơi còn sử dụng sữa đặc để tạo vị béo cho mứt dừa. Mứt dừa là món ăn chơi ngày tết được nhiều người yêu thích vào mỗi dịp tết.
3.6 Món ngon ngày tết – Chả giò
3.6.1 Chả giò có gì mà hấp dẫn?
Chả giò là món ngon nằm trong mâm cơm tết của người dân miền Nam. Món ngon này còn là món ăn mà nhiều bạn nhỏ yêu thích. Chả giò miền Nam được đánh giá là khá giống với nem rán của miền Bắc. Nhưng mỗi món lại có hương vị riêng khác nhau. Chả giò là món ăn thường chấm cùng với tương ớt hoặc tương chua ngọt. Món ăn này còn được ăn cùng với bún và rau sống, tạo ra món bún chả giò thơm ngon
3.6.2 Cách làm chả giò
Nguyên liệu của chả giò gồm có: thịt xay hoặc giò sống, trứng, mộc nhĩ, miến tàu, khoai môn và bánh tráng để cuốn. Đầu tiên, bạn cần làm hỗn hợp phần nhân trước. Mộc nhĩ, miến tàu, khoai môn thì bạn nên thái nhuyễn ra rồi trộn chung tất cả với thịt xay. Sau đó lấy phần nhân cuốn vào bánh tráng rồi đem đi chiên là xong món chả giò.
Món chả giò rất dễ thưởng thức, ngon nhất là khi ăn còn nóng. Bạn có thể chuẩn bị trước chả giò rồi bỏ vào tủ lạnh, khi nào muốn ăn thì chỉ cần chiên lên. Món ngon chả giò hiện nay được biến tấu với những loại nhân khác nhau mà bạn có thể chọn lựa.
3.7 Lạp xưởng
3.7.1 Lạp xưởng là gì?
Lạp xưởng là món đặc sản riêng của miền Nam. Món ăn này hơi kén người ăn 1 chút vì nhiều người không thích mùi của món ăn này. Vào những ngày tết, lạp xưởng là món ăn mang sắc màu đỏ nằm trong mâm cỗ ngày tết của người dân miền Nam. Món ăn này có vị hơi ngọt và có thể chế biến với nhiều cách thức khác nhau như: luộc, chiên, nấu, nướng…..
3.7.2 Cách làm lạp xưởng
Lạp xưởng thường được bán nhiều ở các chợ nhưng món ăn này bạn cũng có thể thực hiện ở nhà. Quy trình làm lạp xưởng hơi kì công một chút nên bạn phải có nhiều thời gian để thực hiện. Các nguyên liệu làm món lạp xưởng này gồm có: thịt xay, thịt mỡ băm nhỏ, lòng heo loại lòng già, rượu trắng, tiêu nguyên hạt và các gia vị khác.
Bạn sẽ trộn hỗn hợp thịt xay và thịt mỡ lại với nhau, cho thêm gia vị và tiêu vào luôn nhé! Phần lòng heo già bạn nên rửa với rượu trắng để bay mùi hôi. Sau đó, bạn dồn phần hỗn hợp thịt vào lòng vừa dồn vừa ép chặt nó lại. Cứ 1 khúc bạn nên buộc 1 sợi dây lại để chia ra thành từng khúc cho dễ. Rồi bạn đem phơi nắng khoảng 4-5 ngày là đã thành phẩm.
3.8 Xôi vò
3.8.1 Tại sao ngày tết lại ăn sôi vò?
Hầu hết trên các mâm cỗ vào ngày tết ở bất cứ đâu cũng không thể nào thiếu được các món xôi. Ở miền Nam, vào ngày tết người dân hay làm món xôi vò. Lý do là vì món xôi này được xem là món ngon đặc sản chỉ có ở miền Nam. Khi thưởng thức món xôi này vào ngày tết thì cả gia đình của bạn sẽ được sung túc và ấm nó cả năm. Do đó, xôi vò là một trong những món ngon ngày tết ở miền Nam.
3.8.2 Cách nấu xôi vò ngày tết
Các nguyên liệu để nấu xôi vò gồm có gạo nếp và đậu xanh đã cà vỏ, đường, muối. Cũng tương tự như các món xôi khác, bạn nên ngâm gạo nếp và đậu xanh đã cà vỏ trước 1 đêm. Sau đó trộn 2 hỗn hợp này lại với nhau và cho vào xửng hấp xôi. Chú ý là đừng cho hết phần đầu xanh vào mà hãy chừa lại 1 nửa để đánh thật bột. Khi xôi chín thì bạn hãy cho phần bột đậu xanh vào và đánh tơi ra là xong. Món xôi vò muốn ngon thì bạn phải chọn được loại gạo nếp ngon và thơm thì mới chuẩn vị được.
3.9 Củ cải ngâm nước mắm
3.9.1 Củ cải ngâm nước mắm ăn với gì?
Ngày tết thường bạn phải thưởng thức các món ăn chính rất nhiều đạm và dầu mỡ. Do đó, trong các mâm cỗ không thể thiếu được các món ăn kèm để chống ngán. Củ cải ngâm nước mắm là món ăn ngon được ăn kèm cùng bánh tét ở miền Nam. Món ăn này có vị giòn của củ cải, vị cay của ớt, vị mặn của nước mắm. Đem đến cho bạn món ăn kèm thơm ngon mà cũng rất dễ ăn.
3.9.2 Cách làm món củ cải ngâm nước mắm
Để làm món này, bạn cần phải có củ cải, nước mắm và đường. Củ cải sau khi rửa sạch, gọt vỏ và thái ra thành từng khúc hình trụ mỏng thì bạn nên đem đi phơi nắng. Sau đó đem vào ngâm với hỗn hợp đường và nước mắm trong vòng 3-5 ngày là đã thưởng thức được. Đừng quên cho thêm mấy quả ớt vào nhé. Bạn cũng có thể tỉa thêm mấy bông hoa cà rốt để trang trí cho hũ củ cải ngâm nước mắm của mình được đẹp.
3.10 Gỏi gà xé phay
3.10.1 Gỏi gà xé phay là gì?
Gỏi gà xé phay là món ngon ở miền Nam. Món gỏi này được làm từ nhiều rau củ quả và có vị chua ngọt rất ngon. Vào ngày tết, thường các gia đình miền Nam hay làm món gỏi này để chiêu đãi các vị khách khi đến nhà mình. Món gỏi này cũng rất đơn giản và có màu sắc rất đẹp.
3.10.2 Cách làm gỏi gà xé phay
Gỏi gà xé phay là món gỏi không có 1 công thức chung là nào cả. Các nguyên liệu làm món gỏi này bạn có thể tự tìm thấy quanh vườn nhà mình. Thường thì thịt gà sau khi luộc sẽ được xé ra. Còn các rau củ quả trộn cùng thì có thể linh hoạt. Bạn có thể chọn dưa leo, cà rốt, hành tây…. hoặc rau răm với hành tây. Thái mỏng các nguyên liệu này ra, rồi trộn chung với gà đã xé. Sau đó chan nước mắm chua ngọt vào và đảo cho thấm đều là được.
Trên đây là những món ngon ngày tết đã được chúng tôi tổng hợp lại. Qủa thật nền ẩm thực của nước ta thật phong phú và đa dạng. Tết này, nhà bạn sẽ cùng nhau thưởng thức các món ăn gì? Hãy để lại chia sẻ cho chúng tôi biết ở bên dưới nhé! Chúc bạn và gia đình có một cái tết thật vui vẻ và đầm ấm bên những người thân yêu của mình.