Các ngày lễ trong tháng 1 năm nay khá nhiều. Tháng 1 năm nay có đến 8 ngày nghỉ Tết. Các ngày nghỉ bao gồm cả Tết Dương Lịch và Tết Âm Lịch. Tết Dương Lịch là ngày 1.1.2020, toàn dân được nghỉ 1 ngày. Tết Âm Lịch thì người dân được nghỉ đến tận 7 ngày. Cụ thể từ 23.01.2020 đến 29.01.2020 (29.12 – 05.01 âm lịch). Ngoài ra cũng có ngày được coi là ngày lễ trong tháng 1 dù người dân chưa được nghỉ Tết. Thông tin cụ thể về những ngày lễ trong tháng 1 sẽ được trình bày kỹ hơn dưới đây.
1. Tết Dương Lịch – một ngày lễ khá lớn trong các ngày lễ trong tháng 1
Đây không phải là dịp người dân Việt Nam chính thức ăn mừng năm mới. Ngày này thì chúng ta nên họp mặt gia đình, bạn bè để cùng chung vui. Hiện tại vào Tết Dương Lịch cũng đã có những chương trình tổ chức để bạn trẻ countdown.
Thường chương trình countdown sẽ được tổ chức dưới dạng một buổi tối hòa nhạc hoành tráng. Sau đó thì đám đông cùng nhau đếm ngược đợi khoảnh khắc giao thừa. Khoảnh khắc giao thừa đến thì mọi người cùng nhau ngắm pháo hoa, chúc mừng năm mới. Thời khắc này, các bạn ở nước ngoài tham gia countdown sẽ quay sang hôn người bên cạnh mình. Không biết ở Việt Nam thì như thế nào.
Tuy là Tết Dương Lịch nhưng cũng sẽ có những điều kiêng kỵ nhất định mà bạn cần lưu ý. Vì đây là thời điểm bắt đầu của năm mới nên mọi người mong mọi chuyện suôn sẻ trong ngày. Mọi người sẽ tránh bực tức, cãi vã, làm đổ bể đồ đạc hay xuất tiền vay mượn, trả nợ. Mọi người tin rằng những chuyện kể trên xảy ra trong năm mới sẽ làm cả năm không vui như vậy.
Ngoài ra bạn cũng nên tránh đi xin lửa hoặc cho ai mượn lửa (dạng bật lửa, bếp gas,…). Lửa được cho là tượng trưng cho vận đỏ nên tránh chuyện xin, cho, vay, mượn lửa vào ngày này. Với nước thì cũng như vậy. Vì nước tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở.
2. Ngày lễ quan trọng giáp Tết Nguyên Đán – Tết Ông Công
2.1 Tục lệ ngày Tết Ông Công
Tết Ông Công là ngày đưa ông Táo về trời, là ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người dân thường chuẩn bị mâm cúng và cá chép để thả xuống sông. Người ta tin rằng cá chép sẽ hóa rồng, để Ông Táo cưỡi bay về trời.
Mâm cúng sẽ gồm ba bộ quần áo mã, 2 bộ cho Táo ông và 1 bộ cho Táo bà. Trên bàn thờ có bài vị viết bằng chữ Hán. Bàn thờ ông Táo còn có hoa, quả, trầu, cau, hương và các loại vàng mã. Trên mâm cúng cũng có thau cá chép từ 2 đến 3 con. Sau khi cúng thì vàng mã và bài vị cũ sẽ được đốt đi, hóa vàng. Bài vị sẽ được lập lại mới cho Táo Quân.
2.2 Sự tích Táo Quân
Theo sự tích thì 3 vị Táo Quân gồm 2 ông, 1 bà. Tích kể rằng Thị Nhi và Trọng Cao là hai vợ chồng. Do gây gổ nhau nên Trọng Cao đánh, đuổi Thị Nhi ra khỏi nhà. Thị Nhi bỏ đi đến xứ khác thì cưới Phạm Lang.
Trọng Cao ân hận chuyện đánh đuổi vợ nên đi tìm Thị Nhi. Trọng Cao dần trở thành kẻ lang thang, ăn xin ngoài đường. Một ngày nọ, Trọng Cao xin ăn đúng nhà Thị Nhi. Thị Nhi còn giữ tình nghĩa vợ chồng nên nấu cơm mời Trọng Cao. Phạm Lang lại trở về nhà đúng lúc đó. Thị Nhi bèn để Trọng cao nấp trong đống rơm vì sợ chồng nghi oan.
Không ngờ tối đó Phạm Lang đốt đống rơm để bón ruộng. Thị Nhi lao vào đống lửa cứu Trọng Cao. Phạm Lang thương vợ nên nhảy vào theo. Cả ba đều chết cháy. Ngọc hoàng cảm động trước tình nghĩa vợ chồng của họ nên phong họ làm Táo Quân. Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc nhà, Phạm Lang là Thổ Công trông coi trong bếp. Thị Nhi được phong làm Thổ Kỳ, trông coi việc bếp núc.
Hàng năm, họ sẽ về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng về công tội của con người. Từ đó Thiên Đình sẽ quyết định thưởng phạt thích đáng cho con người. Số mệnh có phúc hay họa từ đây mà ra. Các vị Táo Quân cũng ngăn chặn ma quỷ xâm phạm thổ cư, gìn giữ bình an cho mọi nhà.
3. Ngày lễ lớn đầu năm trong tháng 1 – Tết đêm giao thừa
Trước ngày giao thừa, người Việt Tranh thủ lau dọn bàn thờ gia tiên, nhà cửa. Người dân cũng đi sắm Tết để bày biện cho nhà cửa khang trang hơn. Cụ thể là trong nhà có thể trưng hoa mai, hoa đào, cắm hoa, treo câu đối ngày Tết hay và ý nghĩa, treo tranh. Bàn thờ sẽ được sắp mâm ngũ quả để cầu bình an, thịnh vượng. Có nhà sẽ tập trung con cháu đi thăm, viếng, dọn sạch mộ tổ tiên.
3.1 Lễ Tất Niên
Trong chiều ngày này (30.12 âm lịch), mọi người sẽ quây quần, tụ họp làm cỗ cúng Tất Niên. Mâm cỗ có ý nghĩa xin ông bà tổ tiên phù hộ cho một năm mới vạn sự như ý. Mâm cúng Tất Niên sẽ tùy thuộc vào phong tục tập quán vùng miền hoặc tôn giáo. Sẽ có nhà cúng chay, nhà cúng mặn. Cũng có nhà cúng thanh đạm, có nhà cúng thịnh soạn, hoành tráng. Dù vậy, trên mâm cúng sẽ không thể thiếu một số món. Đó là bánh chưng, trầu cau, vàng mã, rượu, nến, đèn, trà, muối, gạo, vàng mã, hoa, hương.
3.2 Lễ Giao Thừa
Thời khắc Giao Thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Theo quan niệm của người xưa, thời điểm này là giờ Tý – 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng Giêng. Vào thời điểm này thì ma quỷ, những điều xui xẻo trong năm cũ đều bị xua đuổi đi. Năm mới đến sẽ đem may mắn vào nhà.
Lễ Giao Thừa sẽ được cúng vào đúng giờ Chính Tý, 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng Giêng. Người dân sẽ bày 2 bàn cúng Giao Thừa: 1 trong nhà, 1 ngoài trời. Bàn cúng sẽ gồm bánh trái, hoa quả, gà luộc,… tùy gia đình. Lễ cúng Giao Thừa ngoài trời mang ý nghĩa tiễn đưa các quan cai quản hạ giới về trời. Đồng thời cũng là lễ đón quan quân mới của nhà trời tiếp quản hạ giới. Mâm bàn được bày biện hoành tráng để tỏ lòng thành đến chư vị thần tiên, mong họ phù hộ. Sau khi cúng giao thừa thì mọi người có thể lên chùa, miếu, đình lễ Phật, hái lộc đầu năm.
4. Tết Nguyên Đán – chuỗi các ngày lễ trong tháng 1 kéo dài
4.1 Các ngày lễ trong tháng 1 – Ngày Mùng 1
Ngày mùng một là ngày người dân thực hiện khá nhiều tục lệ đón Tết. Đầu tiên là xông nhà. Sau khi mọi người lên chùa lễ Phật lúc Giao Thừa thì ghé về nhà nhau, chúc Tết đầu năm. Nếu ai bước vào nhà đầu tiên thì coi như đã giúp gia chủ xông nhà. Người xông nhà sẽ đem lại điềm may hoặc xui cả năm tùy việc hợp tuổi gia chủ hay không. Bạn nên biết rõ mình hợp hay kỵ tuổi gia chủ để xông nhà phù hợp. Hãy tránh việc không hợp tuổi mà lại tình cờ xông nhà người khác, gây khó chịu cho gia chủ.
Vào mùng 1, mọi người cũng xem ngày giờ kỹ lưỡng để xuất hành đi lễ chùa hoặc chúc Tết. Sau khi cúng gia tiên và Thổ Công thì cả gia đình thường quây quần bên nhau. Mọi người sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Người lớn sẽ dành phong bao lì xì mừng tuổi trẻ con, mong chúng được mau ăn chóng lớn. Phong tục lì xì sẽ còn kéo dài trong các ngày Tết Nguyên Đán.
4.2 Các ngày lễ trong tháng 1 – Ngày Mùng 2
Người xưa quan niệm “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Câu này có ý chỉ lịch trình đi thăm hỏi, chúc Tết của người Việt. Mùng một Tết cha nghĩa là đi chúc Tết ông bà, họ hàng bên nhà nội. Mùng 2 thì mọi người sẽ đi chúc Tết ông bà, họ hàng nhà ngoại. Còn mùng 3 mọi người sẽ đi chúc Tết thầy cô giáo của mình.
Trong ngày mùng 2, mọi người cũng cùng nhau đi xin chữ cầu may. Người xin chữ sẽ gặp các thầy đồ để xin những chữ thư pháp đẹp và ý nghĩa. Họ mong năm mới an lành và hạnh phúc. Bạn muốn xin chữ có thể ghé nhà thầy đồ hoặc đi dạo phố. Vào ngày Tết, ở các khoảng hè phố rộng rãi sẽ có thầy đồ ngồi cho chữ.
4.3 Các ngày lễ trong tháng 1 – Ngày Mùng 3
Vào ngày mùng 3 Tết, người Việt thường rủ nhau họp lớp, đi thăm thầy cô. Đây là dịp mọi người thăm hỏi, chúc Tết, tỏ lòng biết ơn thầy cô. Đây cũng là dịp bạn bè lâu năm được tụ họp, giao lưu, ăn mừng xuân với nhau. Tục lệ này đã góp phần thể hiện truyền thống văn hóa “tôn sư trọng đạo của người Việt.” Vì thầy cô giáo đã có những đóng góp to lớn trong hành trình trưởng thành của mỗi con người.
4.4 Ngày Mùng 4 tháng Giêng
Ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch là ngày con nước. Vào ngày này, các gia đình sẽ làm mâm cúng để tiễn tổ tiên về cõi âm. Mọi người sẽ đốt nhiều vàng mã để tổ tiên phù hộ con cháu làm ăn phát đạt. Ngày con nước cũng là ngày xấu theo quan niệm dân gian. Vì thế bạn nên kiêng kỵ xuất hành. Ở nhiều vùng đồng bằng Bắc Bộ, có nơi vẫn giữ phong tục hát chèo đò. Họ làm vậy để đưa tổ tiên về thế giới bên kia.
4.5 Ngày Mùng 6 hoặc mùng 7 tháng Giêng
Đây là ngày khai hạ, tức là ngày cuối cùng của dịp Tết Nguyên Đán. Ngày này người ta hạ cây nêu, kết thúc nghỉ Tết, chuẩn bị trở lại nhịp sống thường ngày. Mọi người sẽ lại bắt đầu lịch làm việc như thường nhật vào mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng.
5. Những điều kiêng kỵ trong các ngày lễ Tết Nguyên Đán
Trong suốt 3 ngày đầu dịp Tết Nguyên Đán, người Việt kỵ quét nhà. Nếu quét cũng để dồn lại một góc chứ không đem đổ rác đi. Người ta cho rằng đem rác đổ đi không khác nào đem hết may mắn, tài lộc vứt khỏi nhà.
Trong các ngày này cũng kiêng kỵ việc cho/xin lửa hoặc nước. Vì lửa đại diện cho vận đỏ, may mắn và nước là nguồn gốc của sự sinh sôi. Nếu đem lửa đi cho, gia chủ sẽ gặp cảnh xui xẻo, làm ăn thua lỗ, gia đình xào xáo,…
Trong những ngày Tết, người Việt cũng kiêng món thịt chó, thịt vịt và cá mè. Người ta tin rằng các món ăn này sẽ đem lại những điều không may.
Ngày Tết là những ngày bắt đầu năm mới nên kiêng kỵ chuyện cãi vã, bực tức. Thay vào đó mọi người nên giữ không khí vui vẻ, tích cực.
Tết lễ cũng là dịp kỵ chuyện mai táng. Nhà có việc tang thì phải tạm gác, nếu có đại tang thì cũng không nên đi chúc Tết.
Ngày mùng 5 Tết là ngày Nguyệt Kỵ nên cũng không thuận lợi xuất hành.
Ngoài ra, nếu trong mùng 1 không được gia chủ mời thì bạn không nên đi chúc Tết. Vì nếu làm như vậy sẽ đem đến điều không may cho gia chủ.
Phong tục đón Tết của người Việt thể hiện nhiều nét đẹp trong truyền thống văn hóa. Vì thế những phong tục này cần được lưu truyền, gìn giữ. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức hơn về phong tục ngày Tết. Chúc bạn có một cái Tết đậm đà bản sắc Việt bên người thân, bạn bè!