1. Câu đối ngày tết có nguồn gốc từ đâu?
1.1. Nguồn gốc từ đào phù
Câu đối ngày tết có nguồn gốc từ rất lâu. Ban đầu, người ta sử dụng hai tấm gỗ đào (còn gọi là đào phù) hình chữ nhật treo ở hai bên cửa nhà. Theo sách xưa ghi lại thì mỗi tấm đào phù dài khoảng 6 tấc (khoảng 20 phân), rộng 3 tấc (khoảng 10 phân). Trên mỗi tấm đào phù có hai vị Thần chống tà ma là Thần Đồ và Uất Lũy. Vào mùng một Tết, treo tấm đào phù ở cửa có thể xua đuổi tà ma, giải mọi điều xấu và đón điều lành.
Người ta bắt đầu viết câu đối lên đào phù từ thời Ngũ Đại (nhà Tây Hán). Câu đối đầu tiên được tương truyền lại là:
Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân.
Tạm dịch:
Năm mới thừa phúc lành
Tết đẹp mãi trường xuân.
Từ đó, việc viết câu đối ngày được phổ biến. Đến đời nhà Tống, phong tục này đã không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, thay vì viết lên đào phù thì người ta lại sử dụng giấy đỏ để đồ chữ.
1.2. Đổi đào phù thành xuân liên
Đến thời Minh, người ta đổi đào phù mà gọi thành “xuân liên” nghĩa là câu đối tết. Câu chuyện bắt nguồn vào một mùa xuân khi Chu Nguyên Chương cho truyền chỉ mỗi một nhà dân đều phải treo một câu đối trước nhà để đón năm mới. Sau một hồi vi hành, ngài thấy chỉ còn duy nhất một nhà chưa có câu đối. Hỏi ra mới biết vì nhà này làm nghề mổ heo nên vẫn chưa nhờ được ai viết cho câu đối. Thấy vậy nên nhà vui đã viết câu đối tặng cho chủ nhà với câu từ vô cùng chính xác:
Song thủ tịch khai sinh tử lộ
Nhất đao cát đoạn thị phi căn.
Tạm dịch:
Hai tay động đến đường sinh tử
Một nhát đi đời gốc thị phi.
Từ đó về sau, tục viết câu đối dần được lan tỏa. Mỗi dịp tết đến xuân về, từ nhà dân đến quan viên đều có câu đối treo trong nhà. Trong đó, với các vị quan viên các câu đối thường thể hiện ý không tham những hối lộ, yêu dân, coi trọng luật pháp, chăm lo chính sự,…
2. Ý nghĩa của câu đối ngày tết
Câu đối ngày tết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mỗi dịp tết về vào dịp xưa. Ngày nay, những người yêu chữ cũng vẫn tìm về với văn hóa lâu đời này. Dạo một vòng chợ tết, thế nào bạn cũng sẽ bắt gặp những “ông đồ” với nghiên mực và tàu giấy đỏ.
Theo quan niệm của người xưa, màu đỏ là màu tượng trưng cho may mắn, cát tài, cát lộc. Năm mới bước vào nhà thấy màu đỏ là thấy được sự cát tường. Khi xin câu đối đỏ về treo tường, người ta cũng thường hay nhờ ông đồ giải nghĩa tận tường để hiểu hơn về những câu nói ngắn gọn mà hàm ý sâu xa.
Xưa kia, để xin chữ người ta thường tìm đến ông đồ hay trúc nho. Đó là những người đã thông qua các kì thi quan trọng và được người dân mến mộ, tin tưởng. Còn người xin chữ thì đa dạng từ thường dân, sĩ tử đến những người làm quan. Khi xin chữ, ai cũng mong cho mình một tâm niệm riêng. Người thì cầu bình an, hạnh phúc. Người cầu mong may mắn, đỗ đạt. Cũng có người mong thăng quan, tiến chức.
Cũng theo quan niệm của người xưa, xin câu đối đỏ là rước lộc về nhà. Trong nhà, ngày tết thiếu gì cũng được nhưng chẳng thể thiếu câu đối đỏ. Câu đối đỏ tượng trưng cho may mắn, giúp gia chủ tránh xa những điều không tốt.
Câu đối thường ngắn gọn, mỗi nét chữ đều thể hiện ý nghĩa riêng. Khi nằm trong một câu hoàn chỉnh sẽ đem đến niềm vui cho cả người xin và cho chữ.
3. Câu đối ngày tết ở nước ta
Câu đối ngày Tết dần lan tỏa sang các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, thú chơi câu đối phổ biến từ thời nhà Trần. Không chỉ là thú chơi chữ thông thường mà câu đối còn được đem ra để thi tài trí tuệ. Có rất nhiều tích nói về câu đối nổi tiếng của người Việt. Trong đó ấn tượng nhất là câu chuyện của cụ Mạc Đĩnh Chi.
Trong một lần giao thương với người Tàu vào năm 1208, người Tàu đã thách đố cụ Mạc Đĩnh Chi. Khi sứ bộ của nước ta tới biên giới, người Tàu đã đóng chặt quan ải và không cho qua. Họ thách đố bằng một câu đối hiểm hóc. Nếu giải đối được thì họ mới cho qua. Vế đối như sau:
Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.
Tạm dịch:
Qua cửa trễ, cửa quan đóng, mời quá khách quá quan.
Vế đối này chẳng làm khó được cụ Mạc Đĩnh Chi. Cụ đối đáp lại ngay:
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.
Tạm dịch:
Ra câu đối lễ, đối lại khó, mời tiên sinh đối trước.
Ngay sau câu đáp lễ này, người Tàu ngay lập tức mở cửa ải mời sứ bộ của ta thông quan.
Đây chỉ là một trong rất ít câu chuyện nói về tục đối chữ của người dân Việt xưa. Ngày nay, tuy không còn được phổ biến như ngày xưa nhưng những người yêu chữ vẫn thường xin câu đối để lấy may mắn dịp đầu năm.
4. Câu đối ngày tết nguyên đán 2020 mừng xuân
Câu đối được dùng như những câu chúc tết ngắn gọn. Thông qua đó người ta gửi đến người thân, bạn bè những câu chúc tốt đẹp cho năm mới.
4.1. Câu đối ngày tết tiễn năm cũ, đón năm mới
1. Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa
Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay ông Phúc vào nhà.
2. Tiễn Lợn đi chúc xuân vui hạnh phúc
Đón chuột về mừng Tết đạt thành công
3. Cạn ly mừng năm qua đắc lộc
Nâng cốc chúc năm mới phát tài
4. Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma Vương đưa quỷ vào
Sáng một một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ đón Xuân vào (Hồ Xuân Hương)
5. Đuột trờ ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết
Vùng đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân (Nguyễn Công Trứ)
6. Chiều ba mươi, đầu bù tóc rối, heo hắt tiễn năm tàn
Sáng mồng một, quần là áo lượt, phấn khởi mừng xuân tới.
7. Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ… Đùng!… ờ ờ…
Tết sáng mùng 1 ra chạm niêu đánh… Cộc!… á à… Xuân
8. Đêm ba mươi, đếm tờ lịch, ba mươi tờ buồn xa tháng cũ
Sáng mồng một, ngắm cành mai, đơn một cành vui đón năm mới.
9. Cạn ly mừng năm qua đắc lộc
Nâng cốc chúc năm mới phát tài!
4.2. Câu đối chúc tết Canh Tý 2020
Câu đối ngày Tết ngắn gọn
1. Đất nước phồn vinh câu chúc tết
Gia đình hòa thuận thiệp mừng xuân.
2. Phúc rạng rỡ niềm vui tươi hy vọng
Lộc đủ đầy no ấm suốt quanh năm
3. Trời thêm tuổi mới người thêm thọ
Xuân khắp dương gian, phúc khắp nhà.
4. Xuân sang cộ phúc sinh nhành lộc
Tết về cây đức trổ thêm hoa
5. Xuân an khang đức tài như ý
Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên
6. Tết đã bao giờ, sau trước ngàn lần Tết lại Tết
Xuân không có tuổi, đi về muôn thuở Xuân càng Xuân.
7. Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc
Đời vui, sức khỏe, tết an khang
8. Chúc Tết đến trăm điều như ý
Mừng xuân sang vạn sự thành công.
9. Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp dương gian, phúc khắp nhà
10. Cảnh mới, xuân mới nhiều đổi mới
Thêm tài, thêm lộc tất vinh quang.
11. Tân xuân như ý vạn điều vui
Canh Tý phú quý vạn hoa biếc.
12. Chúc Tết đến trăm điều như ý
Mừng xuân sang vạn sự thành công.
13. Tết đến gia đình vui sum họp.
Xuân về con cháu hưởng bình an.
14. Xuân sang cội phúc sinh nhành lộc
Tết về cây đức trổ thêm hoa.
15. Tết đến rượu ngon đưa mấy chén
Xuân về bút mới thử vài trang.
16. Trai gái cười vui mừng đón Tết
Trẻ già hoan hỉ đón xuân sang.
17. Tăng phúc tăng quyền tăng phú quý
Tấn tài tấn lộc tấn vinh hoa
18. Tết trong nhà, Tết ra ngoài phố
Lộc trên trời, lộc xuống nhân gian
19. Sắc xuân tô thắm lòng nhân ái
Hương tết đượm nồng nghĩa vị tha
20. Đất nước phồn vinh câu chúc tết
Gia đình hòa thuận thiệp mừng xuân.
Câu đối ngày tết hài hước, vui vẻ
1. Giao thừa hái lộc, cung kính ông bà, rượu rót đôi ly, nghe lời chúc
Mồng một đơm hoa, nhớ ơn cha mẹ, trà dâng ba chén, nhận lì xì.
2. Tết đến, rượu ngon đưa mấy chén
Xuân về, bút mới thử vài trang.
(Nguyễn Khuyến)
3. Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết,
Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân.
24. Chiều ba mươi, đầu bù tóc rối, heo hắt tiễn năm tàn
Sáng mồng một, quần là áo lượt, phấn khởi mừng xuân mới.
4. Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.
5. Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu
Ủa! Tết!
Sáng mồng một, vào nhà nghe lời chúc
Ồ! Xuân!
4.3. Câu đối tết bằng chữ Hán
1 Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân
Tạm dịch:
Năm mới thừa phúc lành
Tết đẹp mãi trường xuân
2. Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh
Lộc tiến vinh hoa phú qúy xuân
Tạm dịch
Phúc đem lễ nghĩa trong nhà thịnh
Lộc nảy vinh hoa phú quý xuân
3. Niên niên như ý xuân
Tuế tuế bình an nhật
Tạm dịch:
Năm năm xuân như ý
Tuổi tuổi ngày bình an
4. Thảo ốc an cư, tích kim quang đắc đức
Bố y tùy phận, cầu phúc đức lai tài
Tạm dịch:
Nhà cỏ ở yên, tích kim quang được đức
Áo vải an thân, cầu phúc đức đến tài
5. Tân niên, hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật, vinh hoa phú qúy lai
Tạm dịch:
Năm mới, hạnh phúc bình an đến
Ngày xuân, vinh hoa phú qúy về
6. Phúc mãn đường, niên tăng phú qúy
Ðức lưu quang, nhật tiến vinh hoa
Tạm dịch:
Phúc đầy nhà, năm thêm giàu có
Ðức ngập tràn, ngày một vinh hoa
7. Trúc bảo bình an, tài lợi tiến
Mai khai phú qúy, lộc quyền lai
Tạm dịch:
Trúc giữ bình yên, thêm tài lợi
Mai khai phú qúy, lại lộc quyền
8. Niệm tiên tổ, duật tu quyết đức
Khải hậu nhân,trường phát kỳ tường
Tạm dịch:
Nhớ tổ tiên, đẹp điều nhân đức
Tin cháu con bền sự lạ hay
5. Những câu đối chúc tết thầy cô ý nghĩa
Dân gian có câu “Mùng một tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy.” Vào ngày mùng 3 tết, như thường lệ chính là ngày học trò bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến thầy cô. Thầy cô chính là những người đã lèo lái con đường học vấn và dìu dắt con em nên người. Nếu những câu đối trên có thể đối tặng cha mẹ, bạn bè hay người thân thì riêng với chuyện “học” thì lại có những câu đối riêng để thể hiện tấm lòng của học sinh.
1. Dòng sông sâu con sào dài đo được
Lòng người đưa đò ai biết được sự bao la
2. Cao quý nào bằng nghề nhà giáo
Vinh quang chi hơn nghiệp trồng người
3. Ơn dạy dỗ cao tường hơn núi
Nghĩa thầy trò như nước biển khơi
4. Lớp học năm xưa nhiều kỉ niêm
Sân trường ngày cũ lắm ước mơ
5. Ơn truyền trao hôm nào đang còn đó
Nghĩa thầy trò muôn một vẫn còn đây
6. Hồn quê hồn nước hồn sông núi
Dáng chữ dáng thầy dáng tương lai
6. Câu đối tết bằng thơ
Câu đối cũng có thể dạng thơ. Câu đối hay thơ chúc tết không những dễ nhớ mà còn vầng điệu nghe rất vui tai.
1. Cung chúc tân xuân phước vĩnh cửu
Chúc trong gia quyến được an khang
Tân niên lai đáo đa phú quý
Xuân đến an khương thọ vạn tường
2. Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua.
Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà
Vài lời cung chúc tân niên mới
Vạn sự an khang vạn sự lành.
7. Câu đối chúc Tết Phật Giáo
1. Lễ Phật làm phước đầu xuân, bốn mùa hưng thịnh
Tụng Kinh phát huệ ngày tết, trọn năm an lành.
2. Phúc thắm ngàn đời cây trổ lộc.
Đức dày muôn thuở nhánh đơm hoa.
3. Đón tết đến trăm điều như ý
Mừng xuân sang vạn sự cát tường.
4. Xuân an khang đức tài như ý
Tết thịnh vượng phúc thọ vô biên
Mừng xuân niệm phật thêm công đức
Đón tết từ bi dứt não phiền
5. Xuân đến chúc cho khắp mọi nhà
Tình thương trải rộng mãi lan xa
Sống đời an lạc theo hạnh Phật
An khang, phước, lộc, đến muôn nhà
6. Tiễn năm cũ đi, sống từ bi, thể hiện chân thiện mỹ;
Đón năm mới về, tập hỷ xả, tỏa sáng đức tài tâm.
7. Sắc xuân hòa năm mới cầu muôn nhà hạnh phúc.
Hương tết quyện trí lành chúc trăm họ an vui.
8. Thiền môn thanh tịnh đón xuân sang
Người vui, cảnh đẹp, gió nhẹ nhàng
Thời khắc giao hòa trong trời đất
Lòng người xúc động lẫn hân hoan.
8. Câu đối chúc Tết đạo Công Giáo
1. Năm mới thừa phúc lành
Tết đẹp mãi trường xuân
2. Vạn vật đón Xuân hữu hạn
Giáo dân mừng Chúa trường sinh
3. Canh Tý giao hòa Hồng Ân hồn xác
Cộng đoàn hiệp nhất mở mang đạo đời
4. Năm Hồng Ân cảm tạ Chúa
Tết Canh Tý nhớ ơn người
5. Tết đến nguyện chúc phúc thọ
Xuân về liên đới ngành nghề
6. Cộng Đoàn Đức Tin Hiệp Nhất
Giáo Xứ Lòng Mến Thương Yêu
7. Nhân trần mừng Tết vô thường
Già trẻ đón Xuân bất tận
8. Tết Quý Tỵ hồng ân Trời
Năm Đức Tin tràn lộc Đất
9. Cộng Đoàn Tin Cậy Yêu Thương
Giáo Xứ Gia Tăng Hiệp Nhất
10. Liên đới từ xa xưa, giáo dân lòng mở rộng
Bác ái đến vạn đại, bổn đạo chí vươn cao
11. Sống có nghĩa nhân cùng dân nước
Ðời giữ chung thủy với Chúa Trời
Câu đối ngày Tết tuy ngắn gọn và súc tích nhưng tiềm ẩn ý nghĩa sâu sắc. Câu đối chính là sự kết tinh của trí tuệ cùng bản sắc văn hóa của người Việt trong từng câu chữ. Tết đến, xuân sang, đừng quên treo câu đối tết để ngày vui thêm rộn ràng.