1. Thông tin về nhà thờ đá Nha Trang
1.1. Địa chỉ nhà thờ đá Nha Trang
Nhà thờ đá Nha Trang có tên gọi chính thức là nhà thờ Chánh Kito Vua. Ngoài ra, người dân còn quen gọi với cái tên nhà thờ Núi hay nhà thờ Ngã Sáu.
Nằm ngay tại ngã sáu trung tâm thành phố, nhà thờ đá là một địa điểm tham quan thu hút rất nhiều du khách tham quan nhờ kiến trúc đặc biệt. Ngoài ra, nhà thờ còn được biết đến nhờ tọa lạc trên ngọn đồi Hòn Một ở độ cao 12m so với thành phố.
- Địa chỉ: số 1 Thái Nguyên, Phước Tân, Nha Trang, Khánh Hòa (đầu đường Nguyễn Trai giao với đường Thái Nguyên).
1.2. Cách đi tới nhà thờ đá Nha Trang
Có hai cách để bạn lên nhà thờ đá:
- Cách 1: đi bộ qua 53 bậc từ phía đường Thái Nguyên, qua cổng là gặp Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức.
- Cách 2: từ quảng trường cạnh Ngã Sau, bạn đi theo con đường lá đá chẻ vòng quanh phía sau sẽ lên được sân nhà thờ.
1.3. Thông tin liên hệ
- Vào cửa tự do
- Thời gian mở cửa:
- Ngày thường: 5h30 – 17h00
- Chủ nhật: 5h00 – 7h00, 11h00 – 16h30
- Giờ lễ
- Ngày thường: 04h45, 17h0
- Chủ nhật: 05h00, 07h00, 09h30, 15h00, 16h30, 18h30
- Lưu ý: nếu chẳng may tham quan nhà thờ vào giờ lễ thì bạn chỉ nên chụp ảnh phía bên ngoài nhà thờ và tránh làm ồn. Còn nếu muốn chụp phía bên trong Thánh đường thì nên chờ làm lễ xong hoặc lựa thời gian phù hợp để tham quan.
2. Vì sao có nhà thờ đá Nha Trang
Vào khoảng cuối thế kỷ XIX, khi mà đạo Công giáo chưa phát triển như ngày nay, tại Nha Trang chỉ có vỏn vẹn chừng 20 người. Với số lượng ít như vậy, họ không có một nơi nào chính thống để sinh hoạt.
Tru sở chính của đạo Công giáo lúc đó đặt ở Quy Nhơn. Muốn theo đạo, buộc những người giáo dân phải đi tới tận Quy Nhơn để nghe đạo.
Lúc đó, giáo sĩ Lousi nhận thấy tầm quan trọng của việc truyền bá lối sống trong sạch và cao đẹp, ông đã quyết định dành cả cuộc đời để xây dựng nhà thờ đá Nha Trang.
Với sự tâm huyết của mình, ông thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Nổi bật nhất là vào năm 1960, với sự quan tâm rất lớn của giáo dân và những nghĩa cử cao đẹp của giáo sĩ Lousi, người ta đã quyết định rời trụ sở của giáo phận Kito từ Quy Nhơn vào Nha Trang.
3. Những điều thú vị xoay quanh nhà thờ đá Nha Trang
3.1. Nhà thờ cổ xưa nhất Nha Trang
Nếu Phú Yên có nhà thờ cổ Mằng Lăng hay Sapa có nhà thờ đá cổ nhất thì tại Nha Trang, nhà thờ đá cũng được xếp vào nhà thờ cổ xưa nhất với hơn 80 năm tuổi.
Nhà thờ mang vẻ ngoài cổ kính, toát lên sự tôn nghiêm và uy nghi. Bất kì du khách nào đặt chân đến nhà thờ đá Nha Trang cũng không khỏi ngạc nhiên vì qua bao năm nơi đây vẫn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu.
3.2. Kiến trúc nhà thờ đá Nha Trang
3.2.1. Khu nhà thờ mang kiến trúc Gothic
Mang đặc kiến trúc Pháp, nhà thờ đá Nha Trang sử dụng những đường nét vòm cao hay cửa kính đủ màu sắc đem đến điểm nhấn đặc biệt. Đây là nét kiến trúc gothic đặc trưng của châu Âu. Nổi bật có thể kể đến là nhà thờ Đức Bà Paris cũng mang kiến trúc gothic này.
Nhà thờ nhận được sự tư vấn của kiến trúc sư tài ba người Pháp Nesty. Vào ngày 3/9/1928, công trình được khởi công dưới sự giám sát trực tiếp của ông và người quản lý linh mục Loui Vallet. Vào tháng 5/1933, nhà thờ chính thức hoàn thành. Sau này, khi ông mất, người dân đã lập ngôi mộ ông ở dưới chân núi cách nhà thờ đá Nha Trang 53 bậc đá.
Mang nét đẹp của lâu đài La Mã cổ. Nhìn từ bên ngoài, nhà thờ đá tôn lên vẻ uy nghiêm. Nơi đây chẳng khác gì một góc của thành cổ La Mã. Giáo dân ở đây đã sử dụng khoảng 500 vỏ mình tạo thành mặt bằng trên đỉnh núi.
3.2.2. Kiến trúc bên trong
Bên trong nhà thờ có rất nhiều cột chống được thiết kế tỉ mỉ. Ngoài ra, điểm dễ nhận thấy nhất của nhà thờ đó là 3 quả chuông cao treo chính giữa. Cùng với đó, ánh đèn ấm áp từ những bóng đèn neon tạo cho nhà thờ cảm giác an tâm.
Có thể thấy tổng thể nhà thờ đá được chia là 3 phần rõ rệt. Tầng dưới cùng là cửa. Tầng giữa là cửa sổ bằng kính màu sắc cũng là nơi diễn ra nghi lễ Công giáo. Trên cùng là hành lang và hai tháp chuông.
3.2.3. Thiết kế bên ngoài nhà thờ
Ngọn thánh giá uy nghiêm nằm ngay trên đỉnh nóc nhà thờ. Khuôn viên nhà thờ vô cùng thoáng rộng với nhiều cây cối xanh mát đem đến sự thoải mái cho giáo dân và cả khách tham quan.
3.3. Sự niềm nở của các vị tu sĩ
Ngoài giờ lễ thì bạn có thể gặp các vị tu sĩ. Ngồi kể chuyện hay tâm sự với họ sẽ giúp tâm trạng bạn ổn hơn rất nhiều. Những vị tu sĩ ở đây sẽ kể những câu chuyện thú vị. Hoặc họ sẽ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bạn. Tất cả đều đem tới một mục đích cuối cùng là mong ai cũng có một cuộc sống bình yên và hạnh phúc.
4. Những góc chụp hình ảo diệu tại nhà thờ
4.1. Trước cổng chính
Địa điểm đầu tiên để lấy được cả kiến trúc đồ sộ của nhà thờ đá Nha Trang là phía cổng chính. Thường dân tình sẽ chụp lấy toàn cảnh nhà thờ và chụp cận cảnh để thấy ngay cánh cổng màu đỏ cực chất.
4.2. Bên cạnh câu trích dẫn lời của Chúa
Phía bên sườn của Nhà Thờ là những câu trích dẫn hay về cuộc sống của Chúa. Khu vực này cũng là một điểm chụp hình cực đẹp, đánh lừa thị giác không khác gì ở Châu Âu.
4.3. Khu vực bên trong Thánh đường
Không thể bỏ qua thánh đường với những mái vòm cong hay những ô cửa đầy màu sắc. Bạn có thể đặt máy chếch lên để thấy được mái vòm. Hoặc người chụp đứng từ xa để lấy toàn cảnh nhà thờ.
4.4. Hành lang đá bên hông nhà thờ
Với kiến trúc cổng vòm đặc trưng của Công giáo, đứng từ hành lang bạn sẽ chụp được các bức hình rất có chiều sâu.
4.5. Chụp ảnh cưới tại nhà thờ đá
Cũng chính nhờ những góc chụp siêu đẹp phía trên nên nhà thờ đá Nha Trang cũng là nơi chụp hình cưới của rất nhiều cặp đôi. Chụp ảnh cưới ở nơi linh thiêng này giúp cặp đôi cảm thấy sự trọng đại. Đồng thời cũng mang đến những shoot hình chẳng khác gì chụp ở nước ngoài.
5. Điểm tham quan gần Nhà thờ đá
Tham khảo các website du lịch sẽ thấy có khá nhiều những điểm tham quan gần Nhà thờ đá Nha Trang mà du khách có thể kết hợp tham quan. Bạn có thể tham khảo một vài những gợi ý dưới đây:
Chùa Long Sơn
Sát cạnh bên nhà thờ đá là chùa Long Sơn. Hai điểm đến này cách nhau chưa tầm 5 phút chạy xe. Ngôi chùa cũng được xem như một biểu tượng của thành phố Nha Trang. Chưa đến chùa những du khách đã có thể nhìn thấy bức tượng Phật uy nghiêm và to lớn. Không gian chùa Long Sơn thanh tịnh tạo cho người ta cảm giác thoải mái vô cùng. Đến đây bạn nhất định phải chinh phục tượng Phật Thích Ca. Dù đường đi khá thách thức với nhiều bậc thang những nhiều du khách vẫn cố gắng vượt qua.
Chợ Đầm
Cách nhà thờ đá Nha Trang chưa đến 2 km là khu chợ Đầm nhộn nhịp. Nằm trên trục đường Lê Lợi, chợ Đầm buôn bán hầu như mọi mặt hàng từ quần áo, quà lưu niệm, thực phẩm đến đồ ăn. Với thiết kế độc đáo nhiều bạn trẻ cũng rất thích đến chợ Đầm Check-in. Nếu chưa tìm được nơi mua đặc sản Nha Trang thì du khách có thể đến chợ Đầm nhé!
Tháp Trầm Hương Nha Trang
Từ nhà thờ đá Nha Trang cứ đi thẳng qua vòng xoay ngã sáu vào đường Lê Thánh Tôn khoảng 9 phút du khách sẽ đến được tháp trầm hương. Đứng từ tháp trầm hương du khách có thể nhìn thấy một bên là thành phố Nha Trang hiện đại. Bên kia là bãi biển uốn cong một màu xanh ngát. Đến đây vào buổi đêm khi thành phố lên đèn khung cảnh lại càng lung linh và ấn tượng hơn.
Chợ đêm Nha Trang
Từ tháp trầm hương chỉ đi bộ vài bước sẽ đến được chợ đêm. Chợ đêm Nha Trang lúc nào cũng nhộn nhịp và tấp nập. Hấp dẫn nhất ở chợ là các hàng quán bán hải sản. Nhìn những món ngon hải sản hấp dẫn thơm lừng khiến người ta khó mà kìm lòng được.
6. Lưu ý khi tham quan nhà thờ đá Nha Trang
- Nên chú ý quần áo nghiêm trang, lịch sự khi đến nhà thờ, nhất là vào những giờ hành lễ.
- Không cười nói ồn nào, đánh mất sự uy nghiêm của nhà thờ.
- Nhà thờ mở cửa hoàn toàn miễn phí. Nên nếu có ai thu vé vào cổng thì bạn không đưa tiền và tránh xa nhé.
Những thông tin về nhà thờ đá Nha Trang hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về địa điểm tâm linh này. Với những đường nét tinh tế trong kiến trúc và cũng là niềm tự hào của người dân Nha Trang, chắc chắn đây là điểm đến xứng đáng cho chuyến du lịch Nha Trang của bạn.